Sơ đồ tổ chức Bộ máy nhà nước thời Lê sơ như thế nào?

Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới. Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất. Mời quý đọc giả theo dõi bài viết dưới đây của ACC để biết thêm thông tin chi tiết về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ như thế nào nhé?

I. Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước là gì?

Tổ chức bộ máy nhà nước là hoạt động thiết lập các cơ quan theo một trình tự nhất định, quy định cách thực thành lập, xác lập nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đối với mỗi cơ quan nhà nước.

– Bộ máy nhà nước là cấu trúc tổ chức trực tiếp nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước.

– Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước  là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo, chi phối tổ chức và hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước ta.

II. Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay

Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm các cơ quan nào?

Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan Nhà nước từ Trung ương tới địa phương, được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.

Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương.

III. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ

Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ

 

 

Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất. Sau khi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục  lại Quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới., Triều đình có đầy đủ các bộ, tự, các khoa và các quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát được tăng cường từ triều đình đến địa phương. Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ.

- Trong khoảng 70 năm, nhà Lê củng cố bộ máy chính quyền, ổn định tình hình xã hội, ban hành chính sách luật pháp, phát huy vai trò tích cực của giai cấp phong kiến ở thời kì đang đi lên.

- Nhà vua bỏ các chức tể tướng, cấm quan lại lập quân đội riêng nhằm đề cao uy quyền tuyệt đối của nhà vua.
- Nhà nước ban hành bộ luật Hồng Đức nhằm bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến tập quyền, bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.

- Đối với bên ngoài, nhà Lê thi hành chính sách mềm mỏng nhưng kiên quyết góp phần giữ gìn và bảo vệ nền độc lập.
Bộ máy ở trung ương thời Lê Sơ

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

=> Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc

=> Chính sách đẩy mạnh và mở rộng giáo dục: mở thêm các trường học, nới rộng các đối tượng được đi học,...

=> Đưa chế độ thi cử vào nề nếp, có hệ thống đào tạo và tuyển chọn quan lại: thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô. Tổ chức nhiều kì thi hơn thì số lượng các tri thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên cũng nhiều hơn.

=> Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.

Bộ máy ở địa phương thời Lê Sơ

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

Cách tổ chức quân đội thời Lê Sơ

- Đối với quân đội, thời Lê Sơ đã tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông” nghĩa là:

+ Quân đội được chia làm hai bộ phận chính là quân triều đình và quân ở địa phương.

+ Quân đội thời Lê Sơ được chia ra thành các binh chủng riêng biệt, bao gồm: Bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

+ Vũ khí của quân đội thời này là sử dụng đao kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

+ Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận để rèn luyển và củng cố đội quân. Đối với những đội quân mạnh sẽ được bố trí ở những vùng biên giới để bảo vệ lãnh thổ đất nước.

Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều : “ Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần , nếu họ không nghe còn có thế sai sứ sang tận triều đình của họ , trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước , một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di.”

Luật pháp thời Lê Sơ

- Đặc điểm: Năm 1483 ban hành luật Hồng Đức

- Nội dung:

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị

+ Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống dân tộc, bảo vệ quyền lợi phụ nữ.

- Tác dụng:

+ Củng cố chế độ phong kiến tập quyền

+ Thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định trật tự xã hội.

ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về một số vấn đề về tổ chức bộ máy nhà nước Lê Sơ. Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua

 

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo