Khái niệm tổ chức bộ máy nhà nước là gì? [Cập nhật 2024]

Sau khi miền Bắc giành được độc lập năm 1945, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh nước CHXH Chủ Nghĩa Việt Nam đồng thời thiết lập lại bộ máy nhà nước. Vậy bộ máy nhà nước là gì, bộ máy này đóng vai trò gì đối với đất nước chúng ta. Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua một số thông tin như sau.

Căn cứ pháp lý:

Hiến pháp 2013/QH

a30
Bộ máy Nhà nước Việt Nam

1. Bộ máy nhà nước là gì?

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất với 3 vai trò: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Với các vai trò đó bộ máy nhà nước thông thường có 3 cơ quan:

  • Cơ quan quyền lực nhà nước, gồm: Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp
  • Cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
  • Cơ quan tư pháp: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp

2. Chức năng của bộ máy nhà nước là gì

Nhìn chung, các cơ quan thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước đều thực hiện các chức năng lãnh đạo, quyết định những công việc quan trọng của đất nước đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tùy vào từng cơ quan nhà nước mà pháp luật sẽ có điều chỉnh về nhiệm vụ và quyền hạn riêng

3. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước hiện nay

Để hiểu rõ hơn tổ chức bộ máy nhà nước là gì, chúng ta xét tổng thể sơ đồ bộ máy nhà nước như sau:

Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam

Nhìn chung, bộ máy nhà nước của nước ta sẽ bao gồm những chủ thể như sau

Quốc hội

Theo Điều 69 Hiến pháp năm 2013, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, Quốc hội còn thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Những nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội được quy định tại Điều 70 Hiến pháp 2013.

Chủ tịch nước

Hiến Pháp 2013 cũng quy định Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Đồng thời nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 88 Hiến pháp 2013.

Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được quy định tại Điều 96 Hiến pháp 2013

Tòa án

Trong bộ máy nhà nước thì Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của Việt Nam và có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Chính quyền địa phương

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Ngoài ra thì bộ máy nhà nước ở địa phương còn có thêm 1 số cơ quan trong nhánh hành pháp và tư pháp

Hy vọng rằng với những thông tin trên, các bạn đã phần nào hiểu bộ máy nhà nước là gì, bộ máy nhà nước quan trọng như thế nào đối với một quốc gia. Nếu bạn đang cần sự trợ giúp từ luật sư hoặc có bất cứ thắc mắc gì cần được tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ dưới đây.

4. Các câu hỏi thường gặp.

Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam có bao nhiêu hệ thống?

  • Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo chiều ngang, bao gồm 4 hệ thống.

Bộ máy nhà nước là gì?

  • Nhà nước ra đời nhằm tổ chức đời sống xã hội, quản lí và phục vụ xã hội. Thực tế cho thấy, chức năng của nhà nước ngày càng phức tạp, phạm vi hoạt động của nhà nước ngày càng mở rộng, số lượng thành viên của nhà nước ngày càng đông đảo..., đòi hỏi nhà nước phải được tổ chức thành các cơ quan nhà nước với cách thức tổ chức hoạt động, nhiệm vụ quyền hạn, phạm vi hoạt động khác nhau... Toàn bộ các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương hợp thành bộ máy nhà nước.

Đặc điểm của bộ máy máy nhà nước như thế nào?

  • Bộ máy nhà nước là hệ thống cơ quan nhà nước Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cẩu thành nhà nước, bao gồm sổ lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhãn danh nhà nước thực hiện quyển lực nhà nước.

Phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước như thế nào?

  • Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau. 

✅ Định nghĩa: ⭕ Bộ máy nhà nước là gì
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo