Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm các cơ quan nào?

Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam có cơ cấu tổ chức phức tạp, bao gồm nhiều loại cơ quan, được hình thành bằng cách thức khác nhau, và được trao những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau để thực hiện chức năng riêng phù hợp với chức năng chung của Nhà nước. Vậy Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm những cơ quan nào? Mời quý đọc giả theo dõi bài viết dưới đây của ACC nhé!

Cơ quan nhà nước là gì
                                                                                       Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm các cơ quan nào?

I. Cơ quan nhà nước là gì?

1. Khái niệm
Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước, đây là tổ chức (hoặc cá nhân) mang quyền lực nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật với mục đích nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.

2. Đặc điểmĐặc điểm của cơ quan nhà nước bao gồm:

  • Các cơ quan nhà nước được thành lập theo trình tự nhất định được quy định trong pháp luật;
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định;
  • Hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính quyền lực và được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước, hoạt động đó được tuân theo thủ tục do pháp luật quy định;
  • Những người đảm nhiệm chức trách trong các cơ quan nhà nước phải là công dân Việt Nam.

II. Bộ máy Nhà nước Việt Nam gồm những cơ quan nào

Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan Nhà nước từ Trung ương tới địa phương, được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.

Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương

* Quốc hội

Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Quốc hội hiện nay là Quốc hội Việt Nam khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) với 499 đại biểu.

Chủ tịch Quốc hội hiện nay là ông Vương Đình Huệ

* Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là một thiết chế khá đặc thù. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội và chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.

Chủ tịch nước hiện nay là ông Nguyễn Xuân Phúc.

* Chính phủ

Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Chính phủ là cơ quan hành pháp. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.

Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Thủ tướng Chính phủ hiện nay là ông Phạm Minh Chính.

Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

* Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là ông Nguyễn Hòa Bình.

* Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay là ông Lê Minh Trí.

* Chính quyền địa phương

Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam còn có chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các cấp đơn vị hành chính bao gồm: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Hiện nay, Việt Nam có 05 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 58 tỉnh.

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

- Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

- Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao

III. Sự khác biệt giữa cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp

Tiêu chí

Cơ quan Nhà nước

Đơn vị sự nghiệp

Về đặc điểm - Mang tính quyền lực Nhà nước.

- Thực thi quyền lực Nhà nước.

- Cơ quan Nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật trong phạm vi thẩm quyền của mình.

- Nhà nước ban hành các văn bản phải có trách nhiệm giám sát thực hiện.

- Khi cần thiết có quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế.

- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là những giới hạn về không gian, thời gian có hiệu lực, về đối tượng chịu sự tác động. Thẩm quyền này phụ thuộc vào địa vị pháp lý trong bộ máy Nhà nước. Giới hạn của nó là giới hạn pháp lý vì được pháp luật quy định.

- Hình thức và phương pháp hoạt động của mỗi cơ quan Nhà nước không giống nhau do pháp luật quy định.

- Không mang quyền lực và chức năng quản lý của Nhà nước như: Xây dựng thể chế, xử lý vi phạm hành chính,... Đơn vị sự nghiệp công lập bình đẳng với các cá nhân/tổ chức trong cung cấp dịch vụ công.

- Có tư cách pháp nhân, phục vụ quản lý Nhà nước, cung cấp dịch vụ công.

- Viên chức chủ yếu là lực lượng lao động, bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của đơn vị.

Về phân loại - Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực:

+ Cơ quan quyền lực bao gồm: Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương.

+ Cơ quan hành chính có: Chính phủ, các Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND cấp tỉnh, huyện,

+ Cơ quan tư pháp gồm có: Tòa án, Viện kiểm sát.

- Dựa vào trình tự thành lập: Cơ quan Nhà nước do/không do dân bầu ra.

- Căn cứ vào tính chất thẩm quyền: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chung/chuyên môn.

- Dựa vào cấp độ thẩm quyền: Cơ quan Nhà nước ở Trung ương và ở địa phương.

- Theo quyền tự chủ: Được/chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính.

- Căn cứ theo vị trí pháp lý: Đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; thuộc Tổng cục, Cục; thuộc UBND cấp tỉnh/huyện; thuộc cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh.

- Dựa vào lĩnh vực: Đơn vị hoạt động Y tế, giáo dục, hoạt động thông tin báo chí, hoạt động nghiên cứu ứng dụng,...

Ví dụ UBND, Tòa án Nhân dân,... Bệnh viện công lập, trường học công lập,...

ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về một số vấn đề về cơ quan nhà nước trong Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo quy định pháp luật hiện nay. Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo