Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM code)

Bộ luật quản lí an toàn quốc tế (tiếng Anh: International Safety Management Code, viết tắt: ISM code) là bộ luật để đảm bảo an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường do tàu biển gây ra.
Ism Code

1. Định nghĩa

Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế (International Safety Management (ISM Code)) là tên đầy đủ của Bộ luật là “Bộ luật Quản lý quốc tế về hoạt động an toàn của tàu và ngăn ngừa ô nhiễm”, được Tổ chức Hàng hải quốc tế thông qua ngày 04/11/1993, thực chất là bổ sung Chương IX mới cho Phụ lục của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng eon người trên biển (SOLAS 1974). Bộ luật quy định các yêu cầu quản lý an toàn, áp dụng cho những tàu hoạt động vì mục đích thương mại (với tàu khách, bao gồm cả tàu khách tốc độ cao, tàu chở dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí, tàu chở xô hàng khô (bulk carrier), và tàu hàng tốc độ cao có tổng dung tích 500 GT trở lên, áp dụng từ ngày 01/7/1998, với những tàu hàng khác và các giàn khoan biển di động có tổng dung tích 500 GT trở lên, áp dụng từ ngày 01/7/2002.

2. Đặc trưng và nội dung Bộ luật quản lý an toàn quốc tế

Bộ luật quản lí an toàn quốc tế được soạn thảo trên tinh thần của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 (SOLAS - 1974) và các tiêu chuẩn quản lí chất lượng quốc tế do ISO đề ra (ISO-9002).

- Bộ luật ISM cung cấp một chuẩn quốc tế về quản lí an toàn khai thác tàu và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

- Theo qui định của Bộ luật quản lí an toàn quốc tế, các chủ tàu phải xây dựng các nội qui, qui trình, qui phạm khai thác, quản lí tàu và thuyền viên, đề ra nhiệm vụ rõ ràng cho từng người, những thao tác cụ thể khi có tai nạn, sự cố xảy ra... dưới dạng văn bản pháp qui của toàn công ty.

- Những văn bản này sẽ tạo thành một hệ thống quản lí chất lượng khai thác tàu, gọi là QMS (Quality Management Systems).

- Các thanh tra viên sẽ kiểm tra và cấp giấy chứng nhận QMS. Một khi đã được cấp giấy chứng nhận thỏa mãn các yêu cầu nói trên, thì chủ tàu sẽ được miễn trách nhiệm đối với các tổn thất do sự cố, tai nạn xảy ra.

- Ngược lại nếu không có giấy chứng nhận QMS và không chứng minh được đã thực hiện các yêu cầu của Bộ Luật IMS, thì chủ tàu phải chịu trách nhiệm

 3. Bộ luật quản lí an toàn quốc tế (ISM code)

3.1 Mục tiêu chung của các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn

Mục tiêu chung của các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn  được quy định tại mục 1.1.2 Chương 1 Phần II Thông tư 48/2013/TT-BGTVT như sau:

- Đảm bảo an toàn trên biển, ngăn ngừa thương vong về người, tránh các thiệt hại đối với môi trường, đặc biệt là môi trường biển và đối với tài sản.

- Việc áp dụng phần này của Quy chuẩn nhằm hỗ trợ và khuyến khích xây dựng một văn hóa an toàn trong quản lý khai thác tàu và vận tải biển. Sự cam kết, giá trị và lòng tin là các nhân tố quyết định cho việc xây dựng văn hóa an toàn.

- Không có hai Công ty tàu biển hoặc hai chủ tàu giống nhau và các tàu hoạt động trong phạm vi không gian và thời gian rộng dưới các điều kiện đa dạng khác nhau, do đó phần này của Quy chuẩn chỉ quy định các nguyên tắc và các mục tiêu chung.

- Phần này của Quy chuẩn sử dụng những thuật ngữ khái quát để có thể áp dụng rộng rãi. Do mức độ quản lý trên bờ và trên tàu khác nhau, nên các yêu cầu về hiểu biết và nhận thức về các điều khoản có thể sẽ khác nhau.

3.2 Nguyên tắc quản lý an toàn của Công ty

Nguyên tắc quản lý an tòa được quy định tại mục 1.1.4 Chương 1 Phần II Thông tư 48/2013/TT-BGTVT như sau:

Mỗi Công ty phải xây dựng, thực hiện và duy trì một Hệ thống quản lý an toàn, đảm bảo:

- Tuân thủ các quy phạm và các quy định bắt buộc;

-  Lưu tâm tới các bộ luật, hướng dẫn và tiêu chuẩn có thể áp dụng do Tổ chức hàng hải quốc tế, các Chính quyền Hàng hải, các tổ chức phân cấp và các tổ chức công nghiệp hàng hải khuyến nghị.

3.3 Các yêu cầu chức năng đối với Hệ thống quản lý an toàn

Các yêu cầu chức năng với hệ thống quản lý an toàn được quy định tại mục 1.1.5 Chương 1 Phần II Thông tư 48/2013/TT-BGTVT như sau:

Mỗi Công ty phải xây dựng, thực hiện và duy trì một Hệ thống quản lý an toàn bao gồm các nội dung sau:

- Một chính sách an toàn và bảo vệ môi trường:

- Các hướng dẫn và quy trình để đảm bảo khai thác tàu an toàn và bảo vệ môi trường phù hợp với luật pháp có liên quan của quốc tế và quốc gia mà tàu mang cờ;

- Xác định các mức phân cấp quyền hạn và tuyến thông tin liên lạc giữa những người trên bờ, giữa những người trên tàu và giữa tàu với bờ;

- Các quy trình báo cáo các tai nạn và sự không phù hợp với các điều khoản của Quy chuẩn này;

- Các quy trình để chuẩn bị sẵn sàng và đối phó với các tình huống khẩn cấp;

- Các quy trình đánh giá nội bộ và soát xét công tác quản lý.

Hệ thống quản lý an toàn của tàu biển phải thỏa mãn quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm trong khai thác tàu biển và Bộ luật ISM. (khoản 1 Điều 12 Thông tư 40/2016/TT-BGTVT).

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo