10 điểm mới của Bộ luật dân sự 2015

Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu 10 điểm mới của Bộ luật dân sự 2015. Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Bộ Luật Dân Sự 2015
Bộ Luật Dân Sự 2015

1. Cấu trúc của Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật dân sự 2015 gồm 6 Phần, 27 Chương, 689 Điều (Thay vì Bộ luật dân sự 2005 là 7 Phần, 36 Chương, 777 Điều). Cấu trúc Bộ luật dân sự năm 2015 có phần khác biệt BLDS cũ.

2. Cho phép chuyển đổi giới tính

Quy định về cho phép chuyển đổi giới tính lần đầu tiên được đưa vào Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, Điều 37 của Luật này quy định: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định.

Khái niệm hợp đồng được Bộ luật dân sự 2015 quy định như thế nào? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây với nội dung phân tích Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 nhé!

3. Pháp nhân cũng có thể là người giám hộ

Thay vì quy định chỉ cá nhân mới có quyền giám hộ như trước đây, Bộ luật Dân sự 2015 quy định pháp nhân cũng có quyền này.

Theo Điều 50, pháp nhân làm người giám hộ đáp ứng 2 điều kiện: Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ và có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

4. Lần đầu tiên quy định quyền hưởng dụng

Tại Điều 159, Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền hưởng dụng là một quyền khác đối với tài sản. Quyền này được hiểu là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.

Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc.

5. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại 

Đây cũng là một nội dung cơ bản của Bộ luật Dân sự 2015. Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm; trước đây Bộ luật Dân sự 2005 quy định thời hiệu này là 02 năm.

Tương tự, Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm; trước đây là 02 năm.

Bộ luật dân sự 2015 về thừa kế quy định như thế nào? Để tìm hiểu hơn về bộ luật dân sự 2015 về thừa kế các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC nhé.

6. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Điều 161 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chi tiết về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Theo đó, thời điểm này thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên.

Trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao (thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản).

Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

7. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

Đây là nội dung được bổ sung mới vào Bộ luật Dân sự 2015 nhằm bảo vệ đến cùng quyền và lợi ích hợp pháp người tham gia giao dịch.

Theo Điều 420, hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có các điều kiện như: Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh…

Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

8. Thứ tự ưu tiên thanh toán trong thừa kế

Bộ Luật Dân Sự 2015

Nội dung được quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015.

Cụ thể, các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự: Chi phí hợp lý cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng còn thiếu; Chi phí cho việc bảo quản di sản; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách Nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt; Các chi phí khác.

9. Quy định cụ thể thời hiệu thừa kế

Đây cũng là một nội dung rất đáng chú ý của Bộ luật Dân sự hiện hành. Theo đó, Điều 623 quy định, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Bộ luật Dân sự 2005 trước đây không quy định về vấn đề này.

10. Điều kiện của người lập di chúc

Người thành niên có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình nếu đáp ứng các điều kiện sau: Minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Căn cứ vào quy định của Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 thì các bên giao kết hợp đồng có quyền thỏa thuận về các nội dung của hợp đồng phù hợp với mục đích giao kết mà các bên đã đặt ra. Vậy ý nghĩa của điều 398 Bộ luật dân sự 2015 là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây

11. Cho phép thỏa thuận lãi suất

Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn nêu trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

12. Công ty Luật ACC giải đáp thắc mắc

Bộ luật dân sự

12.1. Bộ Luật Dân Sự 2015 được ban hành khi nào?

Bộ Luật Dân Sự 2015 được ban hành ngày 24/11/2015

12.2. Bộ Luật Dân Sự 2015 có hiệu lực khi nào? 

Bộ Luật Dân Sự 2015 có hiệu lực ngày 01/01/2017

12.3. Bộ Luật Dân Sự 2015 còn hiệu lực không?

Bộ Luật Dân Sự 2015 vẫn có hiệu lực

12.4. Bộ Luật Dân Sự 2015 thay thế cho luật nào?

Bộ Luật Dân Sự 2015 thay thế Bộ luật dân sự 2005

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Bộ Luật Dân Sự 2015. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về pháp luật dân sự. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !

Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật dân sự hãy liên hệ ngay

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo