Bộ luật dân sự là văn bản hệ thống hoá pháp luật dân sự được Quốc hội ban hành theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, trong đó các quy phạm pháp luật dân sự được sắp xếp theo hệ thống nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân giữa các chủ thể của luật dân sự. Thông qua bài viết dưới đây của ACC, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực khi nào.
1. Một số bộ luật dân sự đã ban hành:
Bộ luật dân sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28.10.1995, có hiệu lực từ ngày 1.7.1996. Bộ luật bao gồm lời nói đầu và 7 phần, 838 điều luật với những nội dung chính sau: Phần thứ nhất - Những quy định chung; Phần thứ hai - Tài sản và quyền sở hữu; Phần thứ ba - Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; Phần thứ tư - Thừa kế, Phần thứ năm - Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất; Phần thứ sáu - Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; Phần thứ bảy - Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Sau gần 10 năm thực hiện, Bộ luật dân sự năm 1995 đã bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội đã đặt ra yêu cầu, sự đòi hỏi mới để điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ pháp luật dân sự. Chính vì vậy, Quốc hội khoá XI, tại kỳ họp thứ bảy đã thông qua Bộ luật dân sự mới vào ngày 14.6.2005. So với Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 tiếp tục được chia thành bảy phần với tên gọi như Bộ luật dân sự năm 1995, đã có sự thay đổi cơ cấu các điều luật, chỉ còn 777 điều, bên cạnh những điểm mới nhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Bộ luật dân sự được xem là nguồn chủ yếu của luật dân sự, là phương tiện pháp lý quan trọng nhằm thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong giao lưu dân sự.
Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực khi nào
2. Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực khi nào?
Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 đến ngày 31/12/2016
Bộ luật Dân sự hiện hành có những thay đổi gì so với Bộ luật Dân sự năm 2005 trước đó? Sau đây là phần phân tích một số điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự năm 2005.
3. Nguyên tắc áp dụng Bộ luật dân sự 2005 khi đã hết hiệu lực thi hành. Các giao dịch nào vẫn được công nhận và thực hiện theo BLDS 2005.
Theo Điều 689 Bộ luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 ban hành ngày 24/11/2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 thì Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 đã hết hiệu lực thi hành.
Theo đó, hiện nay về mặt nguyên tắc áp dụng thì Bộ luật dân sự 2005 không còn giá trị thi hành, thay vào đó là áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015 để điều chỉnh các quan hệ dân sự diễn ra trong đời sống của người dân. Tuy nhiên Bộ luật dân sự năm 2015 vẫn có một quy định chuyển tiếp tại Điều 688 để áp dụng đối với các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực và Bộ luật dân sự 2005 hết hiệu lực nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên.
Do đó nguyên tắc áp dụng đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực và Bộ luật dân sự 2005 hết hiệu lực được thực hiện theo quy định tại Điều 688 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
- Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:
a, Giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11, trừ trường hợp các bên của giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với Bộ luật này và để áp dụng quy định của Bộ luật này.
Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11;
b, Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật này;
c, Giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật này có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 để giải quyết;
d, Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.
- Không áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015 để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực.
Theo đó những giao dịch dân sự như: Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê xe ô tô.... đã được giao kết trước ngày 01/01/2017 đến nay vẫn đang được các bên thực hiện hoặc chưa được thực hiện. Trong nội dung của Hợp đồng có một số điều khoản được thỏa thuận theo quy định Bộ luật dân sự 2005 khác với các quy định trong Bộ luật dân sự 2015 thì các bên trong hợp đồng vẫn tiếp tục áp dụng các điều khoản đó theo quy định Bộ luật dân sự 2005 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự 2005 mà không áp dụng quy định của Bộ luật dân sự 2015.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực khi nào. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận