Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài

Bộ đội Biên phòng Việt Nam là lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài như thế nào? Hãy cùng  ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Cửa khẩu Mộc Bài Tây Ninh - Cẩm nang du lịch chi tiết nhất
Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài

1. Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài là gì?

Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh) quản lý đoạn đường biên dài 17,5km. Đây cũng là cửa khẩu đường bộ lớn nhất phía Nam. Năm 2017, Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài đã lập được nhiều chiến công, trở thành điểm sáng của lực lượng biên phòng tuyến Tây Nam Tổ quốc.

Đại úy Lê Đông – Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Mộc Bài

Thiếu tá Phạm Văn Xá – Chính trị viên phó Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài.

2. Một số hoạt động tiêu biểu của Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài 

Quyết liệt đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm trên biên giới Tây Ninh

Phụ trách địa bàn rộng, phức tạp về hoạt động của các loại tội phạm, nhưng thời gian qua, BĐBP Tây Ninh đã chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp công tác, các kế hoạch nghiệp vụ nhằm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn nhiều vụ mua bán, vận chuyển hàng hóa, pháo nổ trái phép và xuất nhập cảnh trái phép, đảm bảo bình yên trên tuyến biên giới.

Bắt giữ đối tượng từ Campuchia về Việt Nam có lệnh truy nã

Ngày 9/11, tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, BĐBP Tây Ninh qua công tác kiểm tra, kiểm soát đã phát hiện 1 đối tượng người Việt Nam từ Campuchia trở về Việt Nam có lệnh truy nã.

BĐBP Tây Ninh và lực lượng vũ trang Campuchia hội đàm công tác phối hợp bảo vệ biên giới

Ngày 22/9, tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh), Bộ Chỉ huy BĐBP Tây Ninh phối hợp với lực lượng vũ trang 3 tỉnh biên giới tiếp giáp của Campuchia (gồm: Tbong Khmum, Prây Veng và Svây Riêng) tổ chức Hội đàm công tác phối hợp bảo vệ biên giới năm 2022.

Thêm một công dân được BĐBP Tây Ninh giải cứu thành công khỏi sòng bạc trên đất Campuchia

Đại tá Lê Hồng Vương, Chỉ huy trưởng BĐBP Tây Ninh cho biết: Chiều 22/8, đơn vị đã phối hợp với lực lượng Hiến binh và Công an tỉnh Svay Rieng, Vương quốc Campuchia giải cứu thành công một công dân Việt Nam thoát khỏi một casino trên đất Campuchia. Đơn vị đã hoàn tất hồ sơ và tổ chức bàn giao nạn nhân về với gia đình an toàn vào chiều 23/8.

3. Một số nội dung của Bộ đội Biên phòng Việt Nam

3.1 Nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng là gì? 

Theo Điều 14 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 thì nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng bao gồm:

- Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để thực hiện nhiệm vụ và đề xuất với Bộ Quốc phòng, Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về biên phòng.

- Tham mưu cho Bộ Quốc phòng về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng.

- Thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên phòng.

- Duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với phương thức, thủ đoạn hoạt động của thế lực thù địch, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

- Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý và kiểm soát qua lại biên giới theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng; giải quyết sự kiện biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược ở khu vực biên giới.

- Tham mưu, làm nòng cốt trong xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự.

- Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, phương tiện dân sự để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

- Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới gắn với xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh.

- Tham gia phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.

3.2 Quyền hạn của Bộ đội Biên phòng

Quyền hạn của Bộ đội Biên phòng theo Điều 15 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 bao gồm:

- Bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực thi nhiệm vụ; áp dụng hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia theo Điều 19 và Điều 20 Luật Biên phòng Việt Nam 2020.

- Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực và các loại giấy tờ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;

Kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xử lý phương tiện vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

- Đấu tranh, ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

- Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở theo Điều 11 Luật Biên phòng Việt Nam 2020.

- Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại Điều 17 Luật Biên phòng Việt Nam 2020.

- Huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự tại Điều 18 Luật Biên phòng Việt Nam 2020.

- Trực tiếp truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật từ biên giới vào nội địa; phối hợp với các lực lượng truy tìm, bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật trốn chạy vào nội địa;

Truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật trốn chạy từ trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam ra ngoài phạm vi lãnh hải Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Hợp tác, phối hợp với lực lượng chức năng của nước có chung đường biên giới, các nước khác và tổ chức quốc tế trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3.3 Hệ thống tổ chức của Bộ đội biên phòng

 Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
–  Cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng: Bộ Tham mưu và các Cục: Cục Chính trị;  Cục Trinh sát; Cục Hậu cần; Cục Cửa khẩu;… và các đơn vị trực thuộc.
– Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng: Hải đoàn Biên phòng; Lữ đoàn thông tin Biên phòng; Học viện Biên phòng; Trường Cao đẳng Biên phòng; Trường Trung cấp 24 Biên phòng; Trung tâm huấn luyện – cơ động và các đơn vị trực thuộc.
Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm các Phòng: Phòng Tham mưu; Phòng Chính trị; Phòng Trinh sát;… và các đơn vị trực thuộc.
Đồn Biên phòng; Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng; Hải đội Biên phòng
– Đồn Biên phòng gồm các Đội: Đội Vũ trang; Đội Vận động quần chúng; Đội Trinh sát; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm;…
– Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu càng gồm các Ban như Ban Tham mưu; Ban Chính trị; Ban Trinh sát; Ban Phòng, chống ma túy và tội phạm; Ban Hậu cần – Kỹ thuật;…
– Hải đội Biên phòng gồm: Đội Tham mưu – Hành chính; Đội Tuần tra biên phòng.

Trên đây là bài viết về Hải đoàn 48 Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo