Bộ đội biên phòng chuyển sang Bộ công an như thế nào?

Bộ Công an và Bộ Quốc phòng là 02 bộ hoàn toàn khác nhau về chức năng và nhiệm vụ, nhưng hiện nay lại có trường hợp một số chiến sĩ bộ đội biên phòng sau một khoảng thời gian công tác sẽ được điều chuyển sang ngành công an. Vậy Bộ đội biên phòng chuyển sang Bộ công an như thế nào? ACC mời bạn tham khảo bài viết sau:

Bộ đội Biên Phòng Chuyển Sang Bộ Công An Như Thế Nào

Bộ đội biên phòng chuyển sang Bộ công an như thế nào?

1. Bộ đội Biên phòng chuyển sang Bộ Công an như thế nào?

Theo quy định tại Điều 31 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 và Điều 9 Nghị định 106/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Công an như sau:

– Chỉ đạo Công an địa phương phối hợp với Bộ đội Biên phòng tham mưu cho chính quyền địa phương xử lý tình huống an ninh, trật tự ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, chính quyền địa phương xử lý các tình huống quân sự, quốc phòng ở khu vực biên giới.

– Chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng thuộc quyền phối hợp với Bộ đội Biên phòng bắt giữ người vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới đang lẩn trốn ở địa bàn nội địa theo quy định của pháp luật.

– Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.

– Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng thuộc quyền phối hợp với Bộ đội Biên phòng duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật; kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ kiểm soát xuất nhập cảnh.

– Khi có đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các cơ quan liên quan thông báo cho các bộ, cơ quan này thông tin vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh, thông tin về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội tại khu vực biên giới và các thông tin khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

– Phối hợp với Bộ Quốc phòng đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn Bộ đội Biên phòng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Hiện nay không có quy định cụ thể về việc bộ đội biên phòng chuyển sang Bộ Công an, tuy nhiên trên thực tế làm việc và công tác thì có xuất hiện tình trạng bộ đội biên phòng chuyển sang ngành công an. Thực tế cho thấy các đồng chiến sĩ bộ đội biên phòng theo chuyên ngành (ma tuý , trinh sát, …) có nguyện vọng hoặc theo nhu cầu về công tác cán bộ của Bộ Công an thì có thể chuyển sang lực lượng Công an nhân dân công tác và phải được cơ quan cấp trên có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt. Về quân hàm khi chuyển qua Công an nhân dân thì tuỳ theo quy định của từng cơ quan mà chuyển đổi, nhưng thông thường là giữ nguyên quân hàm.

2. Chính sách của Nhà nước về biên phòng tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 3 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định về chính sách của Nhà nước về biên phòng như sau:

– Thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân.

– Giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

– Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia toàn dân vững mạnh, rộng khắp, Nhân dân là chủ thể, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

– Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; ưu tiên nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa các công trình biên giới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới.

– Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.

– Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho thực hiện nhiệm vụ biên phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với pháp luật quốc tế.

3. Quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 106/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng như sau:

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng:

  • Cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Trinh sát; Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Cục Cửa khẩu; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật;
  • Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Hải đoàn Biên phòng; Lữ đoàn thông tin Biên phòng; Học viện Biên phòng; Trường Cao đẳng Biên phòng; Trường Trung cấp 24 Biên phòng; Trung tâm huấn luyện – cơ động;
  • Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, điểm b khoản này có các đơn vị trực thuộc.

– Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

  • Cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Chính trị; Phòng Trinh sát; Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm; Phòng Hậu cần; Phòng Kỹ thuật;
  • Cơ quan quy định tại điểm a khoản này có các đơn vị trực thuộc.

– Đồn Biên phòng; Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng; Hải đội Biên phòng:

  • Đồn Biên phòng gồm: Đội Vũ trang; Đội Vận động quần chúng; Đội Trinh sát; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đội Kiểm soát hành chính; Đội Tham mưu – Hành chính; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
  • Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu càng gồm: Ban Tham mưu; Ban Chính trị; Ban Trinh sát; Ban Phòng, chống ma túy và tội phạm; Ban Hậu cần – Kỹ thuật; Đội Hành chính; Đội Thủ tục; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
  • Hải đội Biên phòng gồm: Đội Tham mưu – Hành chính; Đội Tuần tra biên phòng.

– Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng.

– Thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng

  • Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng do Chính phủ quyết định;
  • Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể các cơ quan, đơn vị thuộc khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.

Trên đây là bài viết Bộ đội biên phòng chuyển sang Bộ công an như thế nào? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo