Bình luận tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự là hành vi vi phạm pháp luật bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên hiện nay, cho vay nặng lãi đang có xu hướng mỡ rộng và phát triển. Bài viết dưới đây ACC xin chia sẻ thông tin về bình luận tội cho vay nặng lãi.

toi-cho-vay-nang-lai

Cho vay nặng lãi

1.Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.

Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự là việc người cho vay cho vay với lãi suất cao hơn mức lãi suất cơ bản được quy định trong Bộ Luật Dân Sự.

Theo quy định của pháp luật dân sự về lãi suất thì mức lãi suất được các bên thỏa thuận nhưng lãi suất không được vượt quá 20%/ năm của khoản tiền vay. Vậy trường hợp cho vay nặng lãi là trường hợp cho vay với mức lãi suất cao hơn 20%/ năm của khoản tiền vay. Khi mức lãi suất cao gấp 5 lần mức lĩa suất cao nhất được quy định trong Bộ Luật Dân Sự và khoản thu lợi nhuận bất chính đạt vào khung của Điều 201 Bộ Luật Hình Sự 2015 thì người cho vay sẽ phải chịu các hình phạt do hành vi của mình mang lại.

2.Cấu thành tội cho vay nặng lãi.

Để nhận biết dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi, ACC sẽ tiến hành phân tích cấu thành tội cho vay nặng lãi.

Về chủ thể: Người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật.

Về khách thể: Tội phạm xâm phạm đến lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.

Về mặt khách quan:

- Về hành vi: Người cho vay cho vay với lãi suất cao gấp 5 lần lãi suất cơ bản theo quy định của pháp luật tức là khoảng 100%/ năm trở lên. Lợi dụng lúc người vay có sự khó khăn trong tài chính hoặc khủng hoảng về kinh tế cần sự giúp đỡ. Thu lợi bất chính từ thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích.

- Về hậu quả: Gây thiệt hại cho người vay một khoản lãi cao so với quy định của pháp luật

Về mặt chủ quan; Người cho vay có lỗi cố ý do đã biết về cho vay nặng lãi là vi phạm quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình làm nhằm mục đích thu lợi nhuận cao.

Nhằm ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, Nhà Nước đưa ra các hình phạt đối với phạm tội cho vay nặng lãi. Bài viết dưới đây ACC xin chia sẻ thông tin về xử lý tội cho vay nặng lãi

3.Các tình tiết định tội cho vay nặng lãi.

- Có giao dịch dân sự là hợp đồng vay hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

- Thu lợi bất chính là số tiền lãi thu được sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Trường hợp hành vi cho vay lãi nặng được thực hiện với nhiều người thì khoản tiền thu lợi bất chính được xác định là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay, nếu hành vi cho vay lãi nặng được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm  là trường hợp người phạm tội trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính mà lại thực hiện cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

- Đã bị bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm là trường hợp người phạm tội trước đó đã bị kết án về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (hoặc tội cho vay lãi nặng theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999), chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự.

4.Xử lý tội cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ Luật Hình Sự 2015.

Theo quy định tại Điều 201 Bộ Luật Hình Sự 2015,  người cho vay nặng lãi sẽ phải gánh chịu các hậu quả pháp lý sau:

Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tóm lại, khi vi phạm về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, người cho vay có thể đối mặt với hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc hinh phạt tù.

Trên đây là những thông tin về  bình luận tội cho vay nặng lãi  mà Công Ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng và các bạn đọc. Nếu bạn đan có nhu cầu được hỗ trợ, trợ giúp về các vấn đề pháp lý thì hãy liên hệ đến Công Ty Luât ACC - chúng tôi mang đến sự hài lòng ở bạn.

Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo