Quy trình Big 4 Kiểm toán tuyển dụng như thế nào? Cách ứng tuyển và những điều cần biết khi Big 4 kiểm toán tuyển dụng là gì? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!
1. Kỳ tuyển dụng của Big 4 kiểm toán
Internship Recruitment Program | Fresh Graduate Recruitment Program | |
Thời gian |
|
|
Số lượng | Khoảng 40 – 70 người mỗi BIG | Khoảng 10 – 20 người mỗi BIG |
Đối tượng | Sinh viên (năm ba; năm cuối đại học; mới tốt nghiệp hoặc tốt nghiệp đại học trong vòng một năm) chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính… | Sinh viên đã tốt nghiệp và không giới hạn độ tuổi |
Doanh nghiệp tuyển dụng |
Khối BIG4 & Non-BIG |
Ngoài 2 kỳ tuyển dụng chính là Internship Recruitment Program và Fresh Graduate Recruitment Program, BIG4 còn có Summer Internship Recruitment Program (chương trình thực tập mùa hè cho các bạn du học sinh tại nước ngoài).
Summer Internship Recruitment Program | |
Thời gian |
|
Số lượng | Khoảng dưới 10 người |
Đối tượng | Du học sinh người Việt có nhu cầu thực tập trong thời gian nghỉ hè |
Doanh nghiệp tuyển dụng | Chủ yếu là khối BIG4 bao gồm: Deloitte (Deloitte summer internship)… |
2. Quy trình Big 4 kiểm toán tuyển dụng
Vòng 1: Hồ sơ
Các thí sinh cần chuẩn bị:
- Application form (theo mẫu có sẵn của công ty);
- Cover letter;
- CV
- Các bằng cấp, chứng chỉ và giấy tờ liên quan
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, các thí sinh sẽ gửi về email của đơn vị mà mình ứng tuyển.
Vòng 2: Đánh giá năng lực
Các thí sinh sẽ phải làm bài thi đánh giá năng lực. Các công ty có mục đích tuyển người và chiến lược nhân sự khác nhau sẽ có cấu trúc bài thi khác nhau.
Ví dụ, trong khi bài thi của E&Y thường có cả kiến thức chuyên ngành, tiếng Anh và tư duy logic thì Deloitte lại đi sâu vào kiến thức chuyên ngành hơn. Trong khi đó, KPMG và PwC lại ưu tiên cho những ứng viên thành thạo tiếng Anh và tư duy xử lý nhạy bén.
Vòng 3: Phỏng vấn nhóm
Các thí sinh sẽ được chia thành từng nhóm. Mỗi nhóm sẽ được giao một chủ đề để cùng nhau phân tích, giải quyết vấn đề và thuyết trình trước nhà tuyển dụng bằng tiếng Anh.
Vòng 4: Phỏng vấn cá nhân
Các thí sinh sẽ “mặt đối mặt” với nhà tuyển dụng để trả lời các câu hỏi về kiến thức chuyên ngành hoặc kiến thức xã hội. Bên cạnh vốn hiểu biết thì tác phong tự tin, lịch sự cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
3. Chuẩn bị cho kỳ tuyển dụng Big 4 như thế nào?
Bạn nên trau dồi tiếng Anh khi đang học năm 2, bởi kiến thức chuyên môn vẫn còn khá đơn giản và dễ dàng. Ngoài việc luyện bài vở, sinh viên có thể tham gia các câu lạc bộ hoặc hoạt động ngoại khóa, vừa nâng cao trình độ vừa “làm đẹp” cho CV khi ứng tuyển.
Đến năm 3, hãy dành phần lớn thời gian của bạn để nắm vững các kiến thức chuyên ngành. Bạn nên chuẩn bị thật tốt cho hồ sơ của mình và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để sẵn sàng “chọi” với hàng trăm nhân tài khác trong kỳ tuyển dụng. Chúc các bạn thành công!
Nội dung bài viết:
Bình luận