Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2024

Biểu thuế xuất nhập khẩu hàng hóa mới nhất hiện nay đã được tung ra thị trường. Bạn đã cập nhật chưa? Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cập nhật và áp dụng mức thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu mới một cách kịp thời để thực hiện tốt chính sách thuế được Nhà nước ban hành. Sau đây, ACC mời bạn đọc Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022.

1. Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu hiện nay có văn bản pháp luật cụ thể điều chỉnh là Luật thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu ban hành năm 2016. Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi tắt là thuế quan.

Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa hay giải thích thuế xuất nhập khẩu là gì. Vì vậy có thể hiểu thuế xuất khẩu và thế nhập khẩu như sau: Thuế xuất nhập khẩu Là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới. Mục đích quan trọng của thuế xuất nhập khẩu là gì? Chính là bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính. Thuế xuất nhập khẩu chỉ thu một lần, áp dụng cho hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch.

2. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu

Theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định đối tượng chịu thuế như sau:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

- Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

3. Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022

Biểu Thuế Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Năm 2022

Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022

Đơn vị thực hiện: Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hòn Gai

Nội dung biểu thuế tổng hợp bao gồm:

  1. Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam 
  2. Các biểu thuế liên quan đến hàng hóa XK, NK: Tổng cộng 25 biểu thuế (gồm: Biểu thuế XK, Biểu thuế NK thông thường, Biểu thuế NK ưu đãi, Biểu thuế GTGT, Biểu thuế TTĐB, Biểu thuế BVMT & 16 Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt, 03 biểu thuế XK ưu đãi của VN tham gia các Hiệp định thương mại song phương và đa phương).
  3. Các quy tắc mặt hàng cụ thể kèm theo các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. 
  4. Các chính sách quản lý mặt hàng theo mã HS của Chính phủ và các Bộ, Ngành: Tổng cộng 82 loại chính sách quản lý đối với hàng hóa XK, NK.

Để xem chi tiết mời bạn đọc bấm vào link: Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022

4. Điểm mới Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022

  • Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam theo Thông tư 65/2017/TT-BTC.
  • Các biểu thuế liên quan đến hàng hóa XK, NK: Tổng cộng 25 biểu thuế, gồm: Biểu thuế XK, Biểu thuế NK thông thường, Biểu thuế NK ưu đãi, Biểu thuế GTGT, Biểu thuế TTĐB, Biểu thuế BVMT & 16 Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt, 03 biểu thuế XK ưu đãi của VN tham gia các Hiệp định thương mại song phương và đa phương.
  • Các chính sách quản lý hàng hóa XNK theo mã HS của Chính phủ và các Bộ, Ngành: Tổng cộng 82 loại chính sách áp dụng đối với 8.289/10.813 mã HS.
  • Các quy tắc mặt hàng cụ thể kèm theo các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt

5. Giải thích một số thuật ngữ trong biểu thuế xuất nhập khẩu 2022

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì:

Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

Thuế suất thông thường: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.

  6. Ai phải nộp thuế xuất nhập khẩu?

Tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định người nộp thuế như sau:

- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

- Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:

+ Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;

+ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;

+ Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;

+ Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;

+ Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.

- Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022 và các vấn đến liên quan mà ACC muốn gửi đến bạn đọc. Mong rằng qua bài viết này ACC đã giúp bạn đọc hiểu rõ về Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (413 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo