Hiện nay, bất kỳ đơn vị, tổ chức hay một cơ quan nào đều có những cá nhân, bộ phận có trách nhiệm quản lý tài sản của các đơn vị, tổ chức, cơ quan đó. Tuy nhiên, không phải cá nhân, bộ phận nào cũng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình được giao. Xảy ra rất nhiều trường hợp thiếu trách nhiệm làm thất thoát tài sản, hư hỏng tài sản,… đặc biệt là những trường hợp tài sản của doanh nghiệp, của công ty, của các cơ quan, tổ chức Nhà nước. Vậy, hiện nay pháp luật quy định về hành vi biển thủ công quỹ như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu về vấn đề pháp lý này nhé.
1. Biển thủ là gì?

Theo giải thích của từ điển tiếng Việt, biển thủ là dùng thủ đoạn, gian dối, gian trá nhằm chiếm đoạt tài sản chung thành tài sản riêng mà những tài sản đó do người biển thủ có trách nhiệm quản lý.
Biển thủ xuất hiện ở dưới nhiều hình thức, mức độ, tính chất và tính nghiêm trọng khác nhau tùy thuộc vào từng hành vi. Đó có thể là hành vi diễn ra hằng ngày ở những cửa hàng, hay diễn ra ở quy mô lớn, do người có nắm giữ những chức vụ, quyền hạn trong công ty, tổ chức thì mới có thẩm quyền thực hiện hành vi biển thủ.
Dù ở quy mô nào, lớn hay nhỏ thì chủ thể của hành vi biển thủ cũng đều là những người được đơn vị, doanh nghiệp hay tổ chức ủy thác giữ, quản lý tiền, tài sản cho tập thể, tổ chức, đơn vị.
2. Biển thủ tài sản công ty phạm tội gì?
Có thể hiểu biển thủ tài sản công ty là hành vi biển thủ của cá nhân dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của công ty thành tài sản riêng của mình.
Căn cứ Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì hành vi biển thủ tài sản công ty có dấu hiệu phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo đó:
- Khách thể: xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác.
- Mặt khách quan:
Về hành vi: có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
+ Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (sai sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như lời nói, chữ viết, hành động để chiếm đoạt tài sản.
+ Chiếm đoạt tài sản có thể hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả dùng thủ đoạn gian dối.
Dấu hiệu khác: về giá trị tài sản chiếm đoạt: giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải trên hai triệu đồng trở lên. Trường hợp của bạn, tài sản mà bạn bị chiếm đoạt trên 20 triệu đồng, như vậy đã thỏa mãn dấu hiệu trên.
- Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ chủ thể nào từ đủ 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Mặt chủ quan: hành vi của người phạm tội được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Đây là tội có cấu thành vật chất nên cần phải có dấu hiệu về hậu quả của tội phạm. Theo khoản 1 Điều này, tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo các dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn xã hội,…sẽ bị truy cứu về trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
3. Câu hỏi liên quan.
Biển thủ công quỹ phạm tội gì?
Biển thủ công quỹ có đối tượng hướng tới chính là công quỹ. Mà công quỹ là quỹ của Nhà nước nhằm phục vụ nhiều hoạt động khác nhau của Nhà nước. Vì đối tượng khác nhau như vậy, hành vi biển thủ công quỹ cấu thành tội phạm khác với hành vi biển thủ tài sản công ty. Theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì hành vi biển thủ công quỹ thuộc tội Tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Dấu hiệu về mặt khách thể để cấu thành tội Tham ô (Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) là gì?
-
- Khách thể: xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức trên
-
Dấu hiệu về mặt khách quan để cấu thành tội Tham ô (Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) là gì?
Hành vi phạm tội đầu tiên phải là hành vi chiếm đoạt, lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lý, lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản này có thể khác nhau nhưng thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thẻ thực hiện hành vi tham ô tài sản, biến tài sản được giao thành tài sản của mình.
Dấu hiệu của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý cấu thành tội tham ô gồm:
+ Giá trị tài sản chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên.
+ Gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm
+ Đã bị kết án về một trong các tội được quy định tại Mục A Chương XXI “Bộ luật hình sự 2015”, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Trên đây là nội dung liên quan đến biển thủ công quỹ và cũng là nội dung để trả lời cho câu hỏi pháp luật quy định như thế nào về hành vi biển thủ công quỹ. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website của Công ty Luật ACC.
Nội dung bài viết:
Bình luận