Biện pháp phòng chống bạo hành trẻ em [Chi tiết 2022]

Bạo hành trẻ em luôn được đánh giá là một vấn nạn cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Trẻ em là búp măng non chưa phát triển đầy đủ, các em chưa được trang bị những kỹ năng để có thể tự bảo vệ chính bản thân mình. Do đó việc bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của người thân, gia đình và xã hội. Bài viết sau đây, ACC sẽ cung cấp đến quý bạn đọc về biện pháp phòng chống bạo hành trẻ em.

Img 0438 (1)sàdsgdf

Biện pháp phòng chống bạo hành trẻ em

1. Bạo hành trẻ em là gì?

Trong giai đoạn gần đây thì rất nhiều vụ việc bạo hành trẻ em được đưa trên các phương tiện truyền thông đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đến rất nhiều người về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Bảo vệ trẻ em và quyền lợi chính đáng của trẻ em giờ đây đã không còn là trách nhiệm riêng của mỗi gia đình mà nó cần sự chung tay của cả xã hội để tạo ra môi trường phát triển và giáo dục tốt nhất cho trẻ em. Tất cả những hành vi cố ý gây tổn hại đến tinh thần, thể xác của trẻ em đều bị pháp luật xử lý.

Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO, bạo hành trẻ em về bản chất được hiểu là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần như đánh đập, xâm hại tình dùng, lợi dụng hay bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ. Bất kỳ ai cũng có thể có hành vi bạo hành trẻ em, kể cả cha mẹ, người trông nom hay đứa trẻ khác.

Theo Cục bảo vệ cộng đồng, trẻ em và người khuyết tật của Queensland, Úc thì bạo hành trẻ em được chia thành 5 dạng là bạo hành thể chất, bạo hành tình dục, bạo hành tâm lý, bỏ bê và lạm dụng.

2. Nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em

Các nghiên cứu về tâm lý trẻ em cũng cho rằng: những đứa trẻ không được  chăm sóc và dạy dỗ chu đáo sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, thích sử dung bạo lực, thậm chí bất cần, dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình, trước hết phải kể đến nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ, nhiều thói quen, phong tục, tập quán như văn hoá  khiến cho người ta coi chuyện đánh con là bình thường và xem đó là quyền của cha mẹ phải dạy cho con nên người.

Do thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật về quyền trẻ em nói riêng, chưa được các cấp, các ngành quan tâm, đấu tranh loại bỏ, tuyên truyền nâng cao hiểu biết cho các bậc cha mẹ về quyền trẻ em.

Từ việc gia đình không có được một chức năng bình thường, cho đến sự thiếu thông đạt, sự khiêu khích của người phối ngẫu, hay sự dồn nén tâm lý của một người, hoặc vì các chất kích thích như rượu, thuốc, hoặc vì thiếu một cuộc sống tâm linh, cho đến những sự khó khăn về kinh tế,… đều dẫn đến bạo hành trẻ em. Kết quả của những sự nghiên cứu về bạo hành đã chứng minh rằng những người có hành vi bạo lực thường muốn chế ngự người khác. Một người có hành vi bạo lực chẳng những có thể dùng vị trí thượng phong về thể lý, mà còn có thể dùng những khả năng trỗi vượt về tinh thần, tâm lý, về kiến thức, uy quyền, sự thông đạt, và ngay cả về phương diện mầu da, hay tiếng nói …

Việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời vì họ không muốn có sự  liên quan đến họ.

Vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng chưa được coi trọng, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục và dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị bạo lực

Nhận thức về bảo vệ trẻ em còn hạn chế thể hiện ở khía cạnh thiếu hiểu biết về luật pháp, về các hành vi vi phạm quyền trẻ em, dẫn đến tình trạng người thân trong gia đình xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em (khoảng 50% tổng số vụ vi phạm) và các thành viên khác trong xã hội phạm tội nghiêm trọng đối với trẻ em đến mức phải xử lý hình sự.

Bên cạnh đó, pháp luật về bảo vệ trẻ em còn nhiều khoảng trống, chưa có quy định cụ thể về bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng; chưa có quy định đặc biệt trong trường hợp nhận tố giác từ trẻ em. Môi trường xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến bạo lực trẻ em như: Cha mẹ bị cuốn vào tệ nạn xã hội, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; cha mẹ mâu thuẫn hoặc ly hôn, lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm với con cái.

3. Các giải pháp hạn chế tình trạng bạo hành trẻ em

Cần nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm và năng lực của gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc chủ động phòng ngừa có hiệu quả các hành vi bạo lực, xâm hại đối với trẻ em. Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên, cộng đồng và bản thân trẻ em.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vệ bảo vệ trẻ em; sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Internet, trong đó có những quy định cụ thể về việc quản lý các trang web, các trò chơi game online trực tuyến nhằm tiếp thu những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của giới trẻ, đồng thời hạn chế tối đa những tiêu cực mà loại hình giải trí này gây ra.

Cần phải thực hiện tốt công tác tư vấn, tham vấn học đường và phát huy vai trò của công tác Đoàn, Đội. Môi trường gia đình có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách, do đó cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi theo. Chính quyền địa phương phải quan tâm, chăm lo cho trẻ em. Cộng đồng không vô cảm trước những nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo lực.

Tiếp tục củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ trung ương đến cơ sở; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong đó xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các tổ chức trong việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Phát triển đội ngũ cán bộ xã hội, cộng tác viên, tình nguyện viên đến tận thôn, bản, khu, ấp…

Như vậy, với nội dung trên ACC đã cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin liên quan đến biện pháp phòng chống bạo hành trẻ em. Hy vọng rằng những nội dung trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong cuộc sống cũng như bảo vệ con cái mình khỏi những bạo hành. Để biết thêm nhiều thông tin, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng. Hãy cùng theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo