Biện pháp cưỡng chế trong luật quốc tế

Tính cưỡng chế của Luật quốc tế là điểm khác biệt của luật quốc tế so với Lquốc gia bởi: trong khi Lquốc gia có bộ máy “cảnh sát, tòa án, quân đội” để đảm bảo thi hành việc cưỡng chế do Nhà nước quy định áp dụng đối với các chủ thê trong đối tượng điều chỉnh của Lquốc gia thì luật quốc tế: các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế là do các chủ thể thỏa thuận xây dựng và tự thi hành- không có một bộ máy siêu cường nào đứng trên các quốc gia đặt ra Luật và bắt các quốc gia phải thi hành.

1. Luật quốc tế là gì 

Bien Phap Cuong Che Cua Luật Quốc Tế
Là hệ thống những nguyên tắc, những quy phạm pháp luật,
Được các quốc gia và chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật quốc tế
Xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng
Nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của LQT với nhau (trước tiên và chủ yếu là các quốc gia)
Và khi cần thiết, được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế cá thể hoặc tập thể do chính các chủ thể của LQT thi hành
Và bằng sức đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ thế giới.
Luật quốc tế là :
- 1 hệ thống pháp luật độc lập.
- Bao gồm tổng thể các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật quốc tế (QPPLQT).
- Do chính các chủ thể của Luật quốc tế **thỏa thuận** xây dựng nên -> Bản chất của LQT là sự dung hòa về ý chí của các chủ thể.
- Nhằm điều chỉnh các quan hệ về nhiều mặt (trong đó *chủ yếu điều chỉnh* các quan hệ về mặt chính trị).
- Trong trường hợp cần thiết LQT được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế cá thể, hoặc cưỡng chế tập thể hoặc bằng sức mạnh đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới.

2. Tính cưỡng chế trong luật quốc tế

Tuy nhiên, khi thảo luận các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế các quốc gia có trách nhiệm thỏa thuận quy định các biện pháp cưỡng chế cần phải được áp dụng: vd như trong Hiến chương LHQ các quốc gia đã thoa thuận đưa các quy định cưỡng chế vào các điều 41-51 nhằm chống những hành vi vi phạm pháp luật về giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế

Trong trường hợp không có thỏa thuận nào cụ thể về biện pháp cưỡng chế thi hành thì các các chủ thể của luật quốc tế có thể áp dụng các biện pháp cá thể hoặc tập thể để thi hành luật quốc tế miễn là vẫn theo tinh thần của luật quốc tế.vd: các quốc gia có quyền đấu tranh vũ trang chống thực dân xâm lược để bảo vệ độc lập chủ quyền của mình

Tính cưỡng chế của Luật quốc tế là điểm khác biệt của luật quốc tế so với Lquốc gia bởi: trong khi Lquốc gia có bộ máy “cảnh sát, tòa án, quân đội” để đảm bảo thi hành việc cưỡng chế do Nhà nước quy định áp dụng đối với các chủ thê trong đối tượng điều chỉnh của Lquốc gia thì luật quốc tế: các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế là do các chủ thể thỏa thuận xây dựng và tự thi hành- không có một bộ máy siêu cường nào đứng trên các quốc gia đặt ra Luật và bắt các quốc gia phải thi hành.

3. So sánh biện pháp cưỡng chế của Luật quốc tế với Luật quốc gia

So sánh Cưỡng chế LQT Cưỡng chế LQG
Giống Là những quy phạp pháp luật để điều chỉnh mối quan hệ của quốc gia trong quá trình phát sinh của xã hội.
Khác Chủ yếu bản chất của LQT áp dụng cơ chế tự điều chỉnh, thỏa thuận khi có tranh chấp, tuy nhiên có những trường hợp LQT phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế như xin lỗi, hủy bỏ quan hệ ngoại giao hoặc tự vệ hợp pháp… Thì không áp dụng cơ chế tự điều chỉnh cho các biện pháp cưỡng chế mà các biện pháp cưỡng chế này thường do luật định, được áp dụng khi có tranh chấp xảy ra và buộc phải thi hành.

4. Các biện pháp cưỡng chế trong luật quốc tế:

4.1. Căn cứ phát sinh:

Biện pháp cưỡng chế của Luật quốc tế có điểm khác biệt của luật quốc tế so với Luật quốc gia là bởi trong khi Luật quốc gia có bộ máy để đảm bảo thi hành việc cưỡng chế do Nhà nước quy định áp dụng đối với các chủ thê trong đối tượng Điều chỉnh của Luật quốc gia thì ở Luật quốc tế, các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế là do các chủ thể thỏa thuận xây dựng và tự thi hành, không có một bộ máy siêu cường nào đứng trên các quốc gia đặt ra Luật và bắt các quốc gia phải thi hành. Tuy nhiên, khi thảo luận các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế các quốc gia có trách nhiệm thỏa thuận quy định các biện pháp cưỡng chế cần phải được áp dụng: ví dụ như trong Hiến chương Liên Hợp Quốc các quốc gia đã thoa thuận đưa các quy định cưỡng chế vào các Điều 41-51 nhằm chống những hành vi vi phạm pháp luật về giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Cụ thể như sau

“Điều 41:

Hội đồng bảo an có thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được áp dụng mà không sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng, và có thể yêu cầu các thành viên của Liên Hợp Quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện pháp này có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.

Điều 42:

Nếu Hội đồng bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở Điều 41 là không thích hợp, hoặc tỏ ra là không thích hợp, thì Hội đồng bảo an có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc thực hiện.

Điều 43:

1. Để góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, theo yêu cầu của Hội đồng bảo an và phù hợp với những thỏa thuận đặc biệt hoặc các thỏa thuận cần thiết cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc có nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng bảo an những lực lượng vũ trang, sự yểm trợ, và mọi phương tiện khác, kể cả cho quân đội Liên Hợp Quốc qua lãnh thổ của mình.

 

2. Những thỏa thuận nói trên sẽ ấn định số lượng và binh chủng quân đội, mức độ chuẩn bị, sự bố trí và tính chất các phương tiện dịch vụ và giúp đỡ trang bị cho quân đội này.

3. Các cuộc đàm phán về ký kết một hay những thỏa thuận nói trên sẽ được tiến hành trong thời gian càng sớm càng tốt, theo sáng kiến của Hội đồng bảo an. Các Điều ước này sẽ được ký kết giữa Hội đồng bảo an với những thành viên của Liên Hợp Quốc và phải được các quốc gia ký kết phê chuẩn theo quy định trong Hiến pháp của từng quốc gia.

Điều 44:

Khi Hội đồng bảo an đã quyết định dùng vũ lực, thì trước khi yêu cầu một thành viên có đại diện ở Hội đồng bảo an cung cấp các lực lượng vũ trang để thi hành những nghĩa vụ đã cam kết theo Điều 43, Hội đồng bảo an phải mời thành viên đó, nếu họ muốn, tham gia việc định ra những nghị quyết của Hội đồng bảo an về sử dụng lực lượng vũ trang của thành viên ấy.

Điều 45:

Với mục đích đảm bảo cho Liên Hợp Quốc có thể áp dụng những biện pháp quân sự khẩn cấp, các thành viên phải đặt một số phi đội không quân vào tư thế sẵn sàng chiến đấu nhằm phối hợp các hành động quốc tế có tính chất cưỡng chế. Số lượng, mức độ chuẩn bị và kế hoạch phối hợp hành động của các phi đội này sẽ được Hội đồng bảo an, với sự giúp đỡ của Ủy ban tham mưu quân sự, ấn định theo những thỏa thuận đặc biệt nói ở Điều 43.

Điều 46:

Những kế hoạch sử dụng lực lượng vũ trang sẽ do Hội đồng bảo an đề ra với sự giúp đỡ của Ủy ban tham mưu quân sự

 

 

Điều 47

1. Ủy ban Tham mưu Quân sự sẽ được thành lập để tư vấn và giúp Hội đồng Bảo an về mọi vấn đề có liên quan đến các yêu cầu quân sự của Hội đồng Bảo an nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, về việc tuyển dụng và chỉ huy những lực lượng quân sự đặt dưới quyền Điều hành của Hội đồng Bảo an, cũng như về vấn đề hạn chế vũ trang và giải trừ quân bị.

2. Ủy ban Tham mưu Quân sự gồm có các Tham mưu trưởng của các ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an hay đại diện của các Tham mưu trưởng ấy. Ủy ban tham mưu quân sự có thể mời bất cứ thành viên nào của Liên Hiệp Quốc không có đại diện thường trực trong Ủy ban hợp tác với mình, khi xét thấy cần thiết có sự tham gia của thành viên này vào trong công việc của Ủy ban, để Ủy ban tham mưu thực hiện được nhiệm vụ của mình.

3. Dưới quyền của Hội đồng Bảo an, Ủy ban tham mưu quân sự chịu trách nhiệm về việc chỉ huy chiến lược tất cả những lực lượng vũ trang thuộc quyền Điều hành của Hội đồng Bảo an. Những vấn đề về việc chỉ huy các lực lượng ấy sẽ được quy định cụ thể sau.

4. Ủy ban Tham mưu quân sự, dưới sự đồng ý của Hội đồng Bảo an và sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức, khu vực tương ứng, có thể lập ra các tiểu ban khu vực.

Điều 48

1. Những hành động cần thiết cho việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng Bảo an để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế sẽ do tất cả các Thành viên hay một số Thành viên của Liên Hiệp Quốc thực hiện, tùy vào nghị quyết của Hội đồng Bảo an.

2. Những nghị quyết ấy sẽ do các Thành viên của Liên Hiệp Quốc trực tiếp thi hành hay thi hành bằng những hành động của họ trong các tổ chức quốc tế thích hợp mà họ là thành viên

 

Điều 49

Các Thành viên Liên Hiệp Quốc cần phải hợp tác tương trợ lẫn nhau trong việc thi hành các biện pháp đã được Hội đồng Bảo an quyết định.

Điều 50

Nếu Hội đồng Bảo an áp dụng những biện pháp đề phòng hoặc cưỡng bức với một quốc gia nào đó, bất cứ một quốc gia nào khác dù là thành viên của Liên Hiệp Quốc hay không, nếu gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế, do sự thi hành những biện pháp nói trên gây ra, có quyền đề xuất lên Hội đồng Bảo an về việc giải quyết những khó khăn ấy.

Điều 51

Không có một Điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp Thành viên Liên Hiệp Quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng Bảo an áp dụng những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp mà các Thành viên Liên Hiệp Quốc áp dụng trong quyền tự vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng Bảo an và không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Bảo an, chiểu theo Hiến chương này, đối với việc Hội đồng Bảo an áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà Hội đồng thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.

4.2. Thẩm quyền quyết định biện pháp cưỡng chế:

Những biện pháp cưỡng chế được áp dụng theo quyết định của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc để phòng ngừa sự đe dọa nền hòa bình, an ninh quốc tế; sự vi phạm nền hòa bình của nhân loại hoặc những hành vi xâm lược cố ý làm trái hiến chương. Đây là cơ quan duy nhất trong hệ thống Liên Hợp Quốc có đầy đủ thẩm quyền thông qua các quyết định trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận về việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế của Liên Hợp Quốc. Theo đó, tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc có nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng bảo an những lực lượng vũ trang, sự yểm trợ và mọi phương diện khác, kể cả cho quân đội Liên Hợp Quốc qua lãnh thổ của mình.

Trên đây là bài viết về Biện pháp cưỡng chế trong luật quốc tế. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo