Biện pháp bảo đảm tiếng Anh là gì?

Hiện nay trong một số trường hợp bạn đọc sẽ gặp phải các vấn đề liên quan đến tài sản đảm bảo hay biện pháp đảm bảo. Để hiểu rõ hơn về chúng, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết Biện pháp bảo đảm tiếng Anh là gì? để hiểu rõ hơn:

14452a3b31e6e8ad2eacb1419783611d 08 Yebo

Biện pháp bảo đảm tiếng Anh là gì?

1. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định hiện hành?

Theo Bộ luật Dân sự hiện hành (Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), cụ thể là tại Điều 292 có quy định về các 09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, tín chấp, bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản.

Biện pháp bảo đảm trong tiếng Anh được gọi là Security Interests

2. Đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Các biện pháp bảo đảm (Security Interests) đều có những đặc điểm chung, cụ thể đó là:

  • Các biện pháp bảo đảm (Security Interests) đều mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính: Sự phụ thuộc giữa nghĩa vụ chính và biện pháp bảo đảm thể hiện ở chỗ khi có quan hệ nghĩa vụ chính thì các bên mới cùng nhau thiết lập một biện pháp bảo đảm. Cũng tức là việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không tồn tại một cách độc lập.
  • Các biện pháp bảo đảm (Security Interests) đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự: Thông thường, khi tiến hành đặt ra biện pháp bảo đảm, các bên đều hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ. Thực tế, trong nhiều trường hợp, các bên còn hướng tới mục đích là nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên.
  • Đối tượng của các biện pháp bảo đảm (Security Interests) là những lợi ích vật chất: Lợi ích vật chất được xem là đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường là một tài sản. Các đối tượng của các biện pháp bảo đảm phải có đủ các yếu tố mà pháp luật đã yêu cầu đối với một đối tượng của nghĩa vụ dân sự nói chung.
  • Phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm (Security Interests) không vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ chính: Theo quy định tại khoản 1 Điều 293 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại. Như vậy, về nguyên tắc thì phạm vi bảo đảm có thể là toàn bộ nghĩa vụ khi các bên không thỏa thuận và pháp luật không quy định khác nhưng cũng có thể chỉ là một phần nghĩa vụ.
  • Các biện pháp bảo đảm (Security Interests) chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ: Dù cho các bên đã đặt lại ra một biện pháp bảo đảm bên cạnh một nghĩa vụ chính nhưng vẫn không cần phải áp dụng biện pháp bảo đảm đó nếu nghĩa vụ chính đã được thực hiện một cách đầy đủ. Thông thường trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự, bên có nghĩa vụ tự giác thực hiện nghĩa vụ của họ đối với người có quyền và nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đó cũng được coi là chấm dứt. Chức năng dự phòng của các biện pháp bảo đảm (Security Interests) cho thấy các biện pháp bảo đảm chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhằm qua đó bảo đảm quyền lợi cho bên có quyền.
  • Các biện pháp bảo đảm (Security Interests) phát sinh từ sự thỏa thuận giữa các bên: Các bên có thể tự thỏa thuận về việc lựa chọn biện pháp bảo đảm nào để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, đồng thời cách thức và toàn bộ nội dung của một biện pháp bảo đảm đều là kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên.

3. Câu hỏi thường gặp

1. Có bao nhiêu biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ?

Có 9 loại biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015, đó là: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, tín chấp, bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản.

2. Có thể bảo đảm bằng uy tín được không?

Câu trả lời là CÓ. Theo quy định tại Điều 344 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định trường hợp Tổ chức chính trị- xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.

3. Biện pháp bảo đảm cầm cố tiếng Anh gọi là gì?

Biện pháp bảo đảm cầm cố trong tiếng Anh gọi là Pledge.

 

Việc tìm hiểu về Biện pháp bảo đảm tiếng Anh là gì? sẽ giúp ích cho bạn đọc khi gặp phải vấn đề pháp lý xoay quanh nó. Những vấn đề liên quan cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Biện pháp bảo đảm tiếng Anh là gì? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo