Biên bản thỏa thuận về việc góp vốn mua chung đất [2024]

 

Góp vốn mua đất không còn là vấn đề xa lạ gì mà là hình thức diễn ra nhiều phổ biến hiện nay và được rất nhiều người áp dụng. Vì nhiều lí do khác nhau mà chúng ta không thể tự mình đứng ra để mua đất mà cần có sự hỗ trợ, hợp tác từ nhiều phía. Tuy nhiên khi góp vốn mua bán đất quyền lợi của các bên được bảo đảm như thế nào thì không phải ai cũng nắm được. Để hiểu rõ vấn đề này hơn trên mặt giấy tờ, mời quý khách theo dõi bài viết của chúng tôi về biên bản thỏa thuận về việc góp vốn mua chung.

Biên bản thỏa thuận về việc góp vốn mua chung đất
Biên bản thỏa thuận về việc góp vốn mua chung đất

 

1. Quy định pháp luật về giao dịch mua bán đất đai

Góp vốn chung mua đất  là một hình thức sở hữu chung theo đó có Sở hữu chung theo phần và Sở hữu chung hợp nhất.

Trong đó sở hữu chung theo phần (Điều 209 Bộ luật dân sự) là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

Ví dụ: 2 người góp tiền mua mảnh dất 10 tỉ, 1 ng góp 2 tỉ thì được 20% miếng đất, người còn lại  góp 8 tỉ thì được 80% miếng đất.

Sở hữu chung hợp nhất (Điều 210 BLDS) là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

Ví dụ: vợ và chồng đứng tên đất như trong văn bản thỏa thuận mua chung đất thì không xác định được của riêng ai được bao nhiêu % đất.

Khi bạn cùng những người khác cùng góp tiền để mua đất thì bạn và những người mua chung trở thành đồng sở hữu của bất động sản nêu trên. Tỷ lệ sở hữu của mỗi người tương ứng với phần vốn góp trong miếng đất  theo thỏa thuận góp vốn và thực tế góp vốn.

Ví dụ: vợ chồng đồng sở hữu, đây là trường hợp thông thường và không phát sinh rủi ro. Với trường hợp hai người khác nhau đồng sở hữu thì phải xem xét là sở hữu chung theo phần hay sở hữu liên đới. Nếu sở hữu theo phần thì phải có thỏa thuận về phân chia quyền và nghĩa vụ trên bất động sản. Việc này khá phức tạp và các phòng công chứng, ngân hàng không đồng ý công chứng cũng như nhận tài sản đảm bảo trong trường hợp này.

Còn nếu là sở hữu liên đới thì các đồng sở hữu có quyền và nghĩa vụ như nhau. Việc định đoạt bất động sản phải được sự đồng ý của các bên. Phức tạp ở chỗ sẽ phải được sự đồng ý của vợ/chồng của những người đồng sở hữu nếu tài sản hình thành trong thời gian hôn nhân. Trường hợp đã ly dị phải kiểm tra quyết định của Tòa án về việc phân chia tài sản hoặc được sự đồng ý của bên kia. Trong trường hợp không được sự đồng ý của các bên nêu trên giao dịch có khả năng bị tuyên vô hiệu hoặc vướng vào tranh chấp.

>>>> Để tìm hiểu thêm về Giấy chứng nhận Đầu tư nước ngoài là gì?, mời các bạn tham khảo tiếp thông tin dưới đây: Giấy chứng nhận Đầu tư nước ngoài

2. Rủi ro pháp lý khi góp vốn mua đất

Thực tế, các hoạt động liên quan đến nhà đất cần có sự đồng thuận của tất cả các bên sở hữu trên cơ sở có văn bản thỏa thuận mua chung đất. Chỉ cần một trong các bên từ chối thì người có mong muốn chuyển nhượng hoặc xây dựng phải tiêu tốn thời gian để thuyết phục các bên còn lại chấp thuận. Đôi khi là bế tắc, dẫn đến tranh chấp. Thuyết phục các bên góp mua chung đồng ý bán đã khó, việc tìm khách mua cũng khó không kém. Dù mức giá của miếng đất được xem là hấp dẫn nhưng nhiều người còn lo ngại về rủi ro pháp lý sẽ tìm mua các miếng đất có ít rũi ro và ít phức tạp hơn. Ngoài ra, đa số các ngân hàng tại Việt Nam cũng không chấp nhận cho vay thế chấp các loại bất động sản đồng sở hữu nói chung và đất góp vốn mua chung nói riêng.

Việc đồng sở hữu cũng được các đối tượng xấu lợi dụng để lừa đảo người mua bị thu hút bởi giá bán hấp dẫn của loại bất động sản này. Đối tượng xấu mua đất (có sổ đỏ) rồi chia nhỏ, xây nhà và đăng bán giá rẻ (kèm sổ hồng). Do đó, nếu thực sự có ý định mua nhà đất đồng sở hữu, người mua cần kiểm tra số lượng và thông tin, giấy tờ người đồng sở hữu. Lịch sử chuyển nhượng của bất động sản này cũng nên được xem qua để biết thêm về tình trạng hiện tại của chủ sở hữu. Người mua cần lưu ý thêm về diện tích thực tế so với trên giấy tờ, các loại thuế đã nộp và lộ trình quy hoạch của khu vực.

Việc đồng sở hữu cũng được các đối tượng xấu lợi dụng để lừa đảo người mua bằng những miếng đất giá rẻ. Sau khách mua và đặt cọc bởi mức giá rẻ thì họ mới phát hiện ra đất sổ chung. Lúc này, bên bán hứa hẹn khi giao dịch xong xuôi thì sẽ tách sổ nhưng sau đó, họ lại chây ì hoặc bỏ trốn. Như vậy, người mua đất không còn quyền tự quyết định đối với miếng đất mình đã mua.

3. Biên bản thỏa thuận về việc góp vốn mua chung đất

Dưới đây là văn bản thỏa thuận mua chung đất khi các chủ thể góp vốn mua chung đất:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------- ***** --------

BIÊN BẢN THOẢ THUẬN

(V/v góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai)

Hôm nay, vào lúc ….giờ, ngày ………… tại

………………………………………………… 

Chúng tôi gồm những Ông, bà có tên sau:

1.Ông, bà ………… Giới tính …… Quốc tịch:

………………..........................

Sinh ngày:

……………………………………………… 

Chứng minh nhân dân số: ………  ngày cấp …  Nơi cấp

……………………………………………… 

Hộ khẩu thường trú:

……………………………………………… 

2.Ông, bà ………… Giới tính ……… Quốc tịch:

………………........................................... 

Sinh ngày:

…………………………………………… 

Chứng minh nhân dân số: ……  ngày cấp … Nơi cấp

…………………………………………… 

Hộ khẩu thường trú:

………………………………………… 

Đã tiến hành họp về việc góp vốn cùng kinh doanh, với những nội dung cụ thể như sau:

1. Mục đích góp vốn:

………………………………………… 

2. Số vốn góp; loại tài sản góp vốn của từng thành viên:

………………………………………… 

3. Thời hạn góp vốn:

…………………………………………… 

4. Cử người quản lý phần vốn góp:

…………………………………………… 

5. Cam kết của các bên:

…………………………………………… 

6. Nguyên tắc chia lợi nhuận:

…………………………………………… 

Các bên đã nhất trí thông qua biên bản với nội dung trên và cùng ký tên dưới đây:

BÊN A  BÊN B

4. Một số câu hỏi thường gặp

Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.

ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trong thời gian bao lâu?

Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.

Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Góp vốn chung mua đất là gì?

Góp vốn chung mua đất  là một hình thức sở hữu chung theo đó có Sở hữu chung theo phần và Sở hữu chung hợp nhất.

5. Dịch vụ tại Luật ACC

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về văn bản thỏa thuận mua chung đất. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email: [email protected]

Hotline: 1900 3330

Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    H
    Hien
    e và 1 người nữa góp tiền mua chung lô đất. e 70%, người kia 30%. tuy nhiên cả 2 cùng mang sổ đỏ của lô đất để đi vay đập vào tiền mua đất, mỗi người 1 nửa là 200 tr. ví dụ sau 2 năm mà người kia chưa trả hết số nợ, mà em muốn bán lô đất thì làm thế nào ạ
    Trả lời
    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    dạ mình liên hệ 19003330 chuyên viên hỗ trợ nhé ạ
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo