Trong một năm công tác người lao động sau một năm làm việc tích cực để có thành tích tốt và nhận được sự khen thưởng của tổ chức, đơn vị, cơ quan. Việc thi đua khen thưởng thực hiện theo quy định pháp luật, dựa trên kết quả hoàn thành công việc, nhiệm vụ của người lao động. Hiện nay, thực tế trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị diễn ra rất phổ biến các hoạt động bình xét thi đua, khen thưởng đối với các cá nhân và tập thể. Điều này tạo nên môi trường làm việc đạt được hiệu quả, năng xuất cao nhất. Vậy pháp luật quy định như thế nào về bình xét thi đua khen thưởng? Mẫu biên bản họp xét thi đua khen thưởng cuối năm được soạn thảo ra sao?
Biên bản họp xét thi đua khen thưởng cuối năm là gì?
Giống như những mẫu biên bản khác, biên bản xét thi đua khen thưởng cuối năm là mẫu văn bản được thiết lập ngay chính tại cuộc họp đó. Nội dung chủ yếu là ghi chép lại quá trình cuộc họp diễn ra đồng thời ghi chép lại kết quả về việc thi đua khen thưởng đối với tập thể.
Đã là xét thưởng thi đua khen thưởng cuối năm thì chắc chắn cuộc họp này chỉ diễn ra mỗi năm 1 lần và vào thời điểm cuối năm, điều đó tương đương với việc thư ký chỉ phải tiến hành lập biên bản họp xét thi đua khen thưởng duy nhất 1 lần trong năm đó.
Thường thì cuộc họp này sẽ diễn ra với sự tham gia của các thành viên trong ban lãnh đạo và các quản lý, có rất nhiều vấn đề cần bàn bạc và nhắc tới cho nên thời lượng họp có thể kéo dài khoảng vài tiếng.
Nội dung biên bản họp sẽ tỷ lệ thuận với thời lượng của cuộc họp, có nghĩa là họp càng lâu thì nội dung biên bản họp càng dài và ngược lại.
Như vậy, một người bình thưởng thông thạo nghiệp vụ hoặc có kinh nghiệm lâu năm cũng chưa chắc nhớ các thành phần cấu trúc bên trong nói gì đến những người mới vào nghề và trong giai đoạn học việc, thử việc.
Để tiết kiệm thời gian, công sức, thay vì phải nhớ lần lượt theo trình tự các nội dung bên trong biên bản họp thì bạn có thể tham khảo theo bản mẫu có sẵn hoặc download mẫu có sẵn rồi in ra thành bản cứng.
Nếu chưa từng tiếp cận mẫu biên bản họp xét thi đua khen thưởng cuối năm thì bạn đọc nên tham khảo nội dung bên dưới này nhé.
Pháp luật quy định về thi đua, khen thưởng
Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Định nghĩa này được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Luật Thi đua khen thưởng năm 2003. Theo đó, thi đua, khen thưởng phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:
- Về thi đua:
- Tự nguyện, tự giác và công khai.
- Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
- Về khen thưởng:
- Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời.
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng, không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được.
- Bảo đảm thống nhất về tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng.
- Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
Danh hiệu thi đua được pháp luật quy định bao gồm: danh hiệu thi đua đối với cá nhân, với tập thể và với hộ gia đình. Trong đó, mỗi loại danh hiệu thi đua sẽ có những tên danh hiệu nhất định và tiêu chuẩn đạt được. Ví dụ:
- Về danh hiệu thi đua cá nhân có danh hiệu “chiến sĩ thi đua toàn quốc”, danh hiệu này được xét cho cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong những cá nhân có 02 lần liên tục đạt chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
- Về danh hiệu thi đua tập thể có danh hiệu “cờ thi đua của Chính phủ” sẽ được xét tặng cho những tập thể đạt được các tiêu chuẩn: (1) có thành tích hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua, nhiệm vụ được giao trong năm và là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong toàn quốc; (2) là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong phong trào thi đua của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương; (3) nội bộ đoàn kết, đi đầu trong việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.
- Về danh hiệu với hộ gia đình có danh hiệu “gia đình văn hóa”, xét tặng cho những hộ gia đình đáp ứng được các tiêu chuẩn:
- Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, tham gia phong trào địa phương;
- gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, giúp đỡ nhưng người trong cộng đồng;
- lao động sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập có hiệu quả.
Ngoài ra còn nhiều danh hiệu khác nữa với những tiêu chuẩn khác nhau, độc giả cần tìm hiểu sâu hơn có thể tham khảo tại Luật Thi đua khen thưởng năm 2003 và một số văn bản có liên quan khác.
Trách nhiệm của đơn vị, cơ quan, tổ chức trong công tác thi đua, khen thưởng
Căn cứ tại Điều 13 Luật thi đua, khen thưởng năm 2022 được pháp luật quy định cụ thể như sau về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích; chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng và việc trình cấp trên khen thưởng.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa về quản lý công tác thi đua, khen thưởng.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và có trách nhiệm sau đây:
- Tuyên truyền, vận động, động viên các đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng
- Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua
- Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng
- Cơ quan báo chí có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tích cực tham gia phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc; phổ biến, nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, góp phần cổ vũ, khích lệ phong trào thi đua. Công tác tuyên truyền phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm sau đây:
- Tham mưu, đề xuất thực hiện công tác thi đua, khen thưởng
- Tham mưu phát động phong trào thi đua; xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; trình cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng
- Tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua.
Nội dung bài viết:
Bình luận