Biên bản hủy hóa đơn là một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ hủy hóa đơn của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Sai sót trên hóa đơn là điều khó tránh khỏi trong quá trình tạo lập và phát hành hóa đơn. Khi xảy ra sai sót, kế toán có thể lập Mẫu biên bản hủy hóa đơn GTGT. Biên bản hủy hóa đơn là một phần không thể thiếu trong bộ hồ sơ hủy hóa đơn của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử BKAV cập nhật mới nhất.
Mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử BKAV cập nhật mới nhất
1. Tổng quan về hủy hóa đơn
1.1. Hủy hóa đơn là gì?
Khoản 10, Điều 3, Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định:
Hủy hóa đơn, chứng từ là làm cho hóa đơn, chứng từ đó không có giá trị sử dụng
Nguồn: Khoản 10, Điều 3, Nghị định 123/2020/NĐ-CP Thư viện pháp luật
1.2. Hủy hóa đơn khác tiêu hủy hóa đơn thế nào?
Nhiều người hiện nay đang nhầm lẫn giữa 2 khái niệm: hủy hóa đơn và tiêu hủy hóa đơn. Cần phải hiểu rằng tiêu hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn đó biến mất hoàn toàn, không còn tồn tại trên hệ thống thông tin và không thể truy cập hay tham chiếu thông tin của hóa đơn đó nữa.
Còn hủy hóa đơn là hóa đơn đó vẫn còn tồn tại trên hệ thống thông tin và có thể rà soát, tra cứu được, chỉ là hóa đơn điện tử này không còn giá trị nữa.
Việc tiêu hủy hóa đơn chỉ diễn ra khi và chỉ khi hóa đơn hết thời hạn lưu trữ theo quy định của kế toán. Trái lại, việc hủy hóa đơn điện tử có thể được diễn ra nhiều lần.
2. Khi nào thì người bán cần lập biên bản hủy hóa đơn điện tử?
Thực tế, biên bản hủy hóa đơn điện tử là một biên bản ghi nhận các sai sót đã phát sinh trong toàn bộ quá trình phát hành hóa đơn.
Căn cứ theo Thông tư 39/2014/TT-BTC, một khi thông tin trong hóa đơn GTGT bị viết nhầm hoặc hợp đồng giữa hai bên mua và bán không được thực hiện nữa thì cần phải lập biên bản hủy hóa đơn để xóa bỏ HĐĐT ấy.
Cụ thể, các trường hợp cần phải hủy hóa đơn điện tử được Bộ Tài chính quy định trong Thông tư bao gồm:
– Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.
– Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
– Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
– Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với hóa đơn điện tử được khởi tạo theo Thông tư 39/2014/TT-BTC thì các trường hợp hủy hóa đơn cũng được áp dụng tương tự như trên. Ngoài ra, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Chính Phủ có quy định: HĐĐT đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của pháp luật kế toán, nếu không có quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần phải lập biên bản hủy hóa đơn.
Người mua cần chú ý những trường hợp trên để việc lập biên bản hủy HĐĐT được thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
3. Mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử BKAV cập nhật mới nhất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….o0o…….
BIÊN BẢN HỦY HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ
Căn cứ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Căn cứ theo Thông tư 78/2021/TT-BTC ngày 17/09/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Hôm nay, ngày tháng năm 2022, Chúng tôi gồm:
Thông tin | BÊN A (BÊN BÁN) | BÊN B (BÊN MUA) |
Tên doanh nghiệp | ||
Mã số thuế | ||
Địa chỉ trụ sở | ||
Đại diện | ||
Chức vụ |
Hai bên A, B thống nhất lập biên bản này xác nhận các thông tin sau:
1. Hóa đơn thu hồi: Bên A hủy hóa đơn mà Bên A đã lập và giao cho Bên B, cụ thể:
STT | Mẫu số | Ký hiệu | Số hóa đơn | Ngày lập | Ghi chú |
1 |
2. Lý do thu hồi: Xuất sai tên hàng hoá, dịch vụ.
3. Hóa đơn thay thế: Bên A đã lập và giao Bên B, 01 tờ hóa đơn thay thế/điều chỉnh:
STT | Mẫu số | Ký hiệu | Số hóa đơn | Ngày lập | Ghi chú |
1 |
- Ý kiến khác: không.
Biên bản này được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý như nhau. Bên A và Bên B đã đọc, hiểu rõ và hoàn toàn thống nhất từng nội dung trên Biên bản thu hồi hóa đơn này và không có ý kiến gì thêm.
4. Quy trình hủy hóa đơn
Cũng căn cứ vào Điều 29, Thông tư 39/2014/TT-BTC, kế toán và doanh nghiệp khi muốn hủy hóa đơn thì sẽ tiến thủ tục theo quy trình hủy hóa đơn sau:
Bước 1: Lập bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy
Khi phát hiện có hóa đơn GTGT cần phải hủy theo đúng quy định pháp luật thì bước đầu tiên các đơn vị kinh doanh cần làm là lập bảng kiểm kê tất cả các hóa đơn cần hủy bỏ.
Bước 2: Lập hội đồng hủy hóa đơn
Tiếp đó, bước thứ hai các đơn vị kinh doanh cần làm là thành lập hội đồng hủy hóa đơn.
Hội đồng hủy hóa đơn này bắt buộc phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức.
Lưu ý rằng, riêng các hộ, cá nhân kinh doanh khi hủy hóa đơn sẽ không không phải thành lập Hội đồng khi hủy hóa đơn.
Bước 3: Ký biên bản hủy hóa đơn
Cuối cùng, để hoàn tất thủ tục hủy hóa đơn, hội đồng hủy hóa đơn cần phải ký vào biên bản hủy hóa đơn GTGT và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Mẫu biên bản hủy hóa đơn không sử dụng hoặc in thừa. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận