Biên bản họp gia đình có người làm chứng

Biên bản là một trong những loại văn bản phổ biến nhất hiện nay. Bởi lẽ, đây là loại văn bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành nhưng nó chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra. Trong từng lĩnh vực, nhiệm vụ, công việc khác nhau sẽ có những mẫu biên bản khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin về Biên bản họp gia đình có người làm chứng.

Ban Kiem Diem Dang Vien
Biên bản họp gia đình có người làm chứng

1. Biên bản họp gia đình là gì ?

Biên bản họp gia đình là một văn bản được lập để ghi nhận những nội dung thỏa thuận trong nội bộ giữa các thành viên trong gia đình. Các thỏa thuận nội bộ giữa các thành viên trong gia đình liên quan đến các quyền và nghĩa vụ chung mà họ có trách nhiệm thực hiện hoặc được hưởng quyền lợi, lợi ích liên quan.

Biên bản họp gia đình có người làm chứng là việc các thành viên trong gia đình hội họp lại với nhau để cùng thống nhất ý chí về một vấn đề nào đó, dưới sự chứng kiến, làm chứng của một người khác không phải là thành viên trong gia đình.

2. Mẫu Biên bản họp gia đình có người làm chứng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  – Tự do – Hạnh phúc

——*——

                                                              ……, ngày …. tháng …. năm 20….

BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH

( V/v: …………………….)

Hôm nay, ngày … tháng …. năm 20….., tại nhà Ông/bà ….. (con trưởng)

Địa chỉ: Số…., xã/phường ….., quận/huyện ……, tỉnh/TP ………

Gia đình Chúng tôi tiến hành họp mặt các con trai, con gái của Cụ Ông …………………………… và cụ Bà …………………………… với thành phần và nội dung cuộc họp như sau:

Thành phần tham dự cuộc họp:

  1. Ông ( Bà)……., sinh năm ….., mang CMND số ….. do …..cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại:………
  2. Ông ( Bà)……., sinh năm ….., mang CMND số ….. do …..cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại:………
  3. Ông ( Bà)……., sinh năm ….., mang CMND số ….. do …..cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại:………
  4. Ông ( Bà)……., sinh năm ….., mang CMND số ….. do …..cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại:………

Nội dung thảo luận cuộc họp:

Được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong gia đình, chúng tôi cùng đưa ra vấn đề sau:

– …………………………………

Sau khi tất cả các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về nội dung nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả biểu quyết như sau:

Tán thành:                     100%.

Không tán thành:           không

Ý kiến khác:                 không

Chúng tôi quyết định:

………………………………………

Biên bản này được đọc lại cho tất cả mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong trường hợp có sửa chữa bổ sung, cần được lập thành văn bản và thông qua ý kiến của tất cả gia đình. Mọi tranh chấp, vướng mắc nếu có sẽ được xử lý thông qua hòa giải, nếu không thể hòa giải sẽ được đưa ra cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo pháp luật.

Chữ ký của người tham gia cuộc họp

Các thành viên Các thành viên

 

(Ký và ghi rõ họ tên)                               (Ký và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA NHÂN CHỨNG:

Ngày ……. tháng ………. năm 201….
Tại: …………

Chúng tôi gồm:
1. ……………………………………… Sinh năm:…………
CMND số: ……………………. do…………………cấp ngày………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………..
2. ……………………………………… Sinh năm:…………
CMND số: ……………………. do…………………cấp ngày………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………..
Cả hai được………………………………………….(bên B) và ………………………………….(bên A) mời làm chứng việc gia đình lập biên bản.

CHÚNG TÔI XÁC NHẬN :

– Các thành viên trong gia đình thoả thuận và lập biên bản họp gia đình hoàn toàn tự nguyện, không bị ai lừa dối, đe doạ hay cưỡng ép.

  • Tại thời điểm ký kết biên bản xác nhận các thành viên trong gia đình hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt và có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo qui định của Pháp luật
  • Tất cả các thành viên trong gia đình ký vào biên bản này trước sự chứng kiến của chúng tôi. Chúng tôi xác nhận chữ ký trong biên bản này là của đúng từng người thành viên trong gia đình.

Biên bản gồm ….. trang ……. bản, mỗi thành viên lưu giữ một bản để thực hiện, bên làm chứng mỗi người giữ 01 bản.

Người làm chứng  1

 

(Ký ghi rõ họ tên)

Người làm chứng  2

 

(Ký ghi rõ họ tên)

3. Những lưu ý khi lập biên bản họp gia đình có người làm chứng

Khi viết biên bản họp gia đình, cần phải lưu ý những điểm sau:

  • Bắt buộc phải có xác nhận của người làm chứng và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương (có thể là UBND cấp xã) để dảm bảo sự chính xác của nội dung biên bản.
  • Biên bản họp gia đình nên được lập dưới sự chứng kiến của tất cả các thành viên trong gia đình và có chữ ký của tất cả các thành viên đó để tránh xảy ra tranh chấp sau này.
  • Cần phải ghi cụ thể nội dung và ý chí của từng người tham gia họp gia đình.
  • Biên bản họp gia đình nên được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chức để đảm bảo hiệu lực pháp lý
  • Đồng thời cần phải lưu ý về chính tả và văn phong phổ thông để tránh sự hiểu nhầm, nhầm lẫn gây ra các tranh chấp không đáng có.

Trên đây là nội dung về Biên bản họp gia đình có người làm chứngMong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo