Biên bản hòa giải không thành được quy định như thế nào? Hướng dẫn cách viết biên bản hòa giải không thành? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.
![image-95](https://cdn.accgroup.vn/wp-content/uploads/2021/12/image-95.png)
1.Khái niệm biên bản hòa giải vụ án dân sự
Biên bản hòa giải vụ án dân sự là văn bản ghi lại diễn biến của quá trình hoà giải vụ án dân sự.
Biên bản hòa giải là Loại tài liệu do người có thẩm quyền ghi chép về quá trình và kết quả của hoạt động hòa giải. Biên bản hòa giả được lập theo yêu cầu do luật định.
Biên bản hoà giải được toà án lập theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trong biên bản hoà giải ghi ngày, tháng, năm tiến hành phiên hoà giải; địa điểm tiến hành phiên hoà giải; thành phần tham gia phiên hoà giải; ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự, những nội dung đã được các đương sự thoả thuận, không thoả thuận. Biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ kí hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hoà giải, chữ kí của thư kí toà án ghi biên bản và của thẩm phán chủ trì phiên hoà giải.
Biên bản hoà giải vụ án dân sự gồm biên bản hoà giải không thành và biên bản hoà giải thành. Biên bản hoà giải không thành là văn bản ghi lại diễn biến của quá trình hoà giải vụ án dân sự không đạt kết quả. Biên bản hoà giải không thành có giá trị xác định việc toà án đã tiến hành hoà giải vụ án dân sự nhưng không đạt kết quả và là một trong những căn cứ để toà án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Biên bản hoà giải thành là văn bản ghi lại diễn biến của quá trình hoà giải vụ án dân sự đạt kết quả. Biên bản hoà giải thành do toà án lập khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề phải giải quyết vụ án và là một trong những căn cứ để toà án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
2. Mẫu Biên bản hòa giải không thành
ỦY BAN NHÂN DÂN............................. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ................., ngày............tháng.........năm................ |
BIÊN BẢN HÒA GIẢI KHÔNG THÀNH.
Hồi…………giờ……….phút ngày……..tháng…….năm...............
Tại: Trụ sở Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn .......................................................
Tiến hành cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai.
Thành phần gồm có:
Những người tiến hành hòa giải:
- Ông (Bà)………………………………….Chủ tịch UBND.............., chủ trì cuộc họp.
- Ông (Bà)…………………………………….….……..- Thư ký ghi biên bản.
- Ông (Bà)………………………………….……….….- Cán bộ tư pháp xã
- Ông (Bà)……………………………………………..- Cán bộ địa chính xã.
- Ông (Bà)……………………..…………………..- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc.
- Ông (Bà)………………………..…………………..- Công an ...............................
- Ông (Bà)………………………..…………………..- Văn hóa Thông tin .................
- Ông (Bà)………………………..…………………..- Hội Phụ nữ ...........................
- Ông (Bà)………………………..…………………..- Hội Nông dân ........................
- Ông (Bà)………………………..…………………..- Hội Cựu chiến binh ................
- Ông (Bà)………………………..…………………..- Hội Nông dân .......................
- Ông (Bà)………………………..…………………..- Trưởng Thôn.........................
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Các bên tranh chấp:
Ông (Bà):…………………....…………………………………..………………………
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………
Ông (Bà):……………………….....……………………………..………………………
Địa chỉ:……………………………………………………….…………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Nội dung buổi hòa giải (Diễn biến cuộc họp và ý kiến các bên):
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Biên bản cuộc họp kết thúc hồi……….giờ………phút cùng ngày, được lập thành 03 bản, gửi 02 bên tranh chấp, mỗi bên 01 bản, UBND xã, phường, thị trấn ............................01 bản và được các bên nhất trí cùng ký tên dưới đây.
3. Những câu hỏi thường gặp.
Nếu các đương sự thỏa thuận, hòa giải thành thì giải quyết như thế nào?
– Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.
– Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Đương sự có được quyền yêu cầu Tòa án không tiến hành hòa giải không?
Câu trả lời là có. Theo quy định tại khoản 4 Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì “một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải”. Khi đó, Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải.
Hiệu lực của quyết định công nhận hoà giải khi nộp đơn khởi kiện ly hôn?
– Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
– Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
Địa điểm và thời gian hòa giải trước khi nộp đơn khởi kiện ly hôn?
– Địa điểm hòa giải là nơi xảy ra vụ, việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên.
– Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải.
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Biên bản hòa giải không thành mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận