Mẫu biên bản hiện trường và hướng dẫn soạn thảo

Hiện trường là nơi xảy ra vụ án và khi phát hiện ra hiện trường thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành khám nghiệm hiện trường. Việc khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra được tiến hành trực tiếp tại hiện trường do Điều tra viên tiến hành nhằm phát hiện, xem xét, ghi nhận dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án tại nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm. Vậy biên bản hiện trường là gì? Mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu nội dung Mẫu biên bản hiện trường và hướng dẫn soạn thảo trong bài viết dưới đây.

Mẫu biên bản hiện trường và hướng dẫn soạn thảo
Mẫu biên bản hiện trường và hướng dẫn soạn thảo

1. Mẫu biên bản hiện trường là gì?

Mẫu biên bản hiện trường là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại nội dung của hiện trường, là căn cứ để xác định quá trình khám nghiệm hiện trường đúng thẩm quyền, đúng pháp luật, ghi lại các điểm mấu chốt, chứng cứ, sự kiện… diễn ra tại hiện trường.

2. Mẫu Biên bản hiện trường

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————————

……., ngày….tháng….năm…..

BIÊN BẢN HIỆN TRƯỜNG

 

Số: ……../BBHT

Công trình: ……

Địa điểm: ……

1. Thời gian và địa điểm:

Vào lúc …. giờ …… tại ……. Chúng tôi gồm:

2. Thành phần

Đại diện:

Ông: …..               Chức vụ …..

 

Ông: …..               Chức vụ …..

Đại diện:

Ông: …..                Chức vụ …..

Ông: …..                Chức vụ …..

Đại diện:

Ông: ….                  Chức vụ ….

Ông: …..                 Chức vụ ….

3. Nội dung………

 

4. Kết luận: Các bên thống nhất các nội dung trên, biên bản được đọc cho các bên cùng nghe và ký tên. Biên bản kết thúc lúc ….. giờ cùng ngày. Biên bản được lập thành ….. bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị như nhau

            …….                                      ……                                               ……

(Ký và ghi rõ họ tên)              (Ký và ghi rõ họ tên)                   (Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn lập biên bản hiện trường:

– Tên biên bản: Biên bản hiện trường

– Thời gian, địa điểm lập biên bản

– Thông tin người tham gia khám nghiệp hiện trường: tên, chức vụ

– Nội dung khám nghiệm hiện trường

– Kết luận

 

– Những người khám nghiệm hiện trường ký xác nhận

4. Quy định về khám nghiệm hiện trường

Điều 201 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

1. Điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.

2. Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát biết thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.

Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến, có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.

3. Khi khám nghiệm hiện trường phải tiến hành  chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình; xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tài liệu, đồ đạc có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm hiện trường được lập theo quy định tại điều 178 của Bộ luật này.

Trường hợp không thể xem xét ngay được thì tài liệu, đồ vật thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về tiến hành điều tra.

Như vậy, đối với việc khám nghiệm hiện trường thì Điều tra viên chủ trì tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử khác liên quan và Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến, có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.

5. Người lập biên bản khám nghiệm hiện trường

Chủ thể tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng sẽ tiến hành lấy mẫu hiện trường, do đó họ sẽ là những chủ thể tiến hành lập biên bản lấy mẫu hiện trường gồm:

– Người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;

– Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;

– Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.

Trong trường hợp áp dụng hợp đồng EPC thì thành phần tham gia lấy mẫu hiện trường

– Người giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;

– Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của tổng thầu EPC.

Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;

– Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu (nếu có).

Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.

Trên đây là nội dung Mẫu biên bản hiện trường và hướng dẫn soạn thảo. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo