Mẫu biên bản đóng thầu như thế nào? 2024

Thời điểm đóng thầu là một nội dung quan trọng trong đấu thầu. Khi kết thúc thời hạn này, có cần lập Biên bản đóng thầu hay không? Quy định của pháp luật hiện nay về Biên bản đóng thầu ra sao? Mẫu biên bản đóng thầu như thế nào? Tất cả sẽ được ACC giải đáp qua bài viết dưới đây!

bien-ban-dong-thau

Biên bản đóng thầu (Cập nhật 2022)

1. Thời điểm đóng thầu là gì?

Khi tìm hiểu về Biên bản đóng thầu, một nội dung không thể không tìm hiểu bởi nó gắn liền với hoạt động lập Biên bản đóng thầu, đó chính là thời điểm đóng thầu. Sau đây, hãy cùng ACC tìm hiểu Thời điểm đóng thầu là gì?

Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất (Tại Khoản 41 điều 4 Luật đấu thầu 2020)

Như vậy khi thực hiện về đấu thầu sẽ có các mốc thời gian khác nhau được công bố một cách công khai đó là các mốc đóng thầu và mở thầu theo quy định để người tham gia đấu thầu có thể nắm rõ các thông tin này, Tham gia vào công tác đấu thầu đúng thời hạn và cạnh tranh lành mạnh với các nhà thầu khác theo quy định.

Đối với các hồ sơ khi mở và đóng thầu cần được chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ trước khi đóng thầu tránh các trường hợp khi đã đóng thầu vẫn chưa hoàn thành được các hờ sơ dẫn tới việc bị tụt lại so với các nhà thầu khác. yếu tố về hồ sơ cũng là yếu tố để quyết định một phần để lựa chọn các nhà thầu phù hợp với các gói thầu.

2. Thời điểm đóng thầu hiện nay được quy định như thế nào?

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 41 Điều 4 Luật đấu thầu 2020 thì thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn để nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ để xuất. Hết hạn đồng nghĩa với việc bên mời thầu sẽ dừng việc nhận hồ sơ do đó công ty bạn không nắm rõ thời điểm đóng thầu dẫn đến việc nộp hồ sơ dự thầu muộn thì công ty bạn phải chịu trách nhiệm, bên phía mời thầu không nhận hồ sơ là đúng quy định pháp luật.

Thứ hai, việc tham gia hội nghị mở thầu (lễ mở thầu): Nếu bên mời thầu lấy lý do công ty bạn không phải là một bên dự thầu và không cho công ty bạn tham gia thì việc này là không đúng bởi theo quy định tại điểm a) khoản 4 Điều 45 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Công khai ở đây đồng nghĩa với việc không hạn chế đối tượng tham dự, bộc lộ toàn bộ thông tin ra bên ngoài.

Thông thường, về đối tượng tham dự lễ mở thầu thì bên mời thầu phải mời tất cả nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gói thầu đó đến dự Lễ mở thầu, ngoài ra có thể mời đại diện của các cơ quan có liên quan đến tham dự (đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, cơ quan báo chí…), và không được cấm đối tượng khác tham gia và việc mở hồ sơ dự thầu phải diễn ra vào đúng thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu mà không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu, đại biểu được mời.

3. Có được gia hạn thời điểm đóng thầu không?

Câu trả lời là có thể gia hạn thời điểm đóng thầu. Thế nhưng không phải muốn là có thể gia hạn, chỉ một số trường hợp cụ thể pháp luật mới cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu. Theo đó, các trường hợp gia hạn thời điểm đóng thầu được tuân theo quy định tại điểm m khoản 2 điều 12 Luật đấu thầu 2013 và khoản 4 điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

4. Biên bản đóng thầu

Mẫu Biên bản đóng thầu được ban hành kèm theo Thông tư 23/2015/TT -BKHĐT quy định chi tiết về lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu. Theo đó, Biên bản đóng thầu có nội dung như sau:

[TÊN CHỦ ĐẦU TƯ]

[TÊN BÊN MỜI THẦU]

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____, ngày ____ tháng ____ năm ____

 

BIÊN BẢN ĐÓNG THẦU

GÓI THẦU ………………………

  1. CÁC THÔNG TIN CHUNG
  2. Tên dự án: _____ [Ghi tên dự án theo quyết định đầu tư].
  3. Tên gói thầu: _____[Ghi tên gói thầu theo KHLCNT].

III. Bên mời thầu và các nhà thầu nộp HSDT:

  1. Bên mời thầu: _____ [Ghi tên thành viên tiếp nhận HSDT].
  2. Danh sách các nhà thầu nộp HSDT tính đến thời điểm đóng thầu:
STT Tên nhà thầu Địa chỉ Số điện thoại,

fax

Tình trạng niêm phong Ghi chú
  1. Các nhà thầu có văn bản đề nghị rút, thay thế, sửa đổi, bổ sung HSDT (nếu có): _____ [Ghi tên, địa chỉ của nhà thầu].
  2. CÁC THÔNG TIN KHÁC (NẾU CÓ)

Thời điểm đóng thầu:____ [ghi thời điểm đóng thầu] tại _____ [ghi địa điểm đóng thầu].

Chữ ký của Bên mời thầu __________

[Đại diện Bên mời thầu ký tên, đóng dấu (nếu có)]

5. Những câu hỏi thường gặp.

Biên bản đóng thầu có bắt buộc không?

Khoản 2 Điều 106 về Thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà thầu quy định về hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:

- Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển của bên mời thầu, trong đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia;

- Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển của tổ chuyên gia;

- Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, biên bản đóng thầu, mở thầu, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển của các nhà thầu và những tài liệu khác có liên quan.

Vậy, Biên bản đóng thầu là bắt buộc.

Đấu thầu là gì?

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Mở thầu là gì?

Mở thầu là việc bên mời thầu thông báo công khai những thông tin cơ bản trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đấu thầu trước khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu. Mở thầu là một sự kiện có tính chất quan trọng trong qui trình tổ chức đấu thầu, và được tổ chức công khai với sự tham gia của các nhà thầu cùng các bên có liên quan. Thời điểm và địa điểm sự kiện mở thầu được qui định rõ trong hồ sơ mời thầu.

Mở thầu thường được thực hiện ngay sau khi đóng thầu, hoặc sau thời điểm tiếp nhận hồ sơ dự thầu đến địa điểm mở thầu. Để đảm bảo tính an toàn cho việc bảo quản hồ sơ dự thầu, địa điểm tiếp nhận hồ sơ dự thầu được bố trí rất gần hoặc cùng với địa điểm mở thầu.

Đối tượng của đấu thầu là gì?

Bao gồm hàng hóa, dịch vụ tư vấn và dịch vụ phi tư vấn. Trong đó:
+ Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác.
+ Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung xoay quanh vấn đề Biên bản đóng thầu mà ACC gửi tới quý khách hàng. Theo đó, có thể thấy Biên bản đóng thầu là một nội dung bắt buộc. Khi tham khảo bài viết trên, nếu vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ với ACC để được trợ giúp!

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (642 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo