Biên bản đối chiếu công nợ là gì? Mẫu Biên bản đối chiếu công nợ

Công nợ từ lâu là một vấn đề rất được quan tâm của doanh nghiệp vì nó phản ánh khả năng, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề này trong doanh nghiệp rất phức tạp, đòi hỏi có một biện pháp quản lý chặt chẽ. Đó chính là “đối chiếu công nợ”. Vậy đối chiếu công nợ là gì?, đối chiếu công nợ được áp dụng cho các khoản tiền nào? Biên bản đối chiếu công nợ là gì? Được quy định mẫu biên bản ra sau? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

4-11

Biên bản đối chiếu công nợ là gì? (Cập nhật 2023)

1. Đối chiếu công nợ là gì?

Đối chiếu công nợ là việc so sánh các khoản công nợ của doanh nghiệp trên sổ sách với các số liệu trên hợp đồng và thực tiễn khi thực hiện các giao dịch, đồng thời, khi thực hiện việc đối chiếu, doanh nghiệp cần phải thu thập các chứng cứ có xác nhận của các bên liên quan để làm bằng chứng về số liệu trên sổ sách là đúng thực tế.

Để hiểu rõ hơn về đối chiếu công nợ là gì? chúng tôi đưa ra định nghĩa về công nợ cho quý khách hàng, cụ thể như sau: Công nợ doanh nghiệp là số tiền còn nợ lại sang kỳ sau của doanh nghiệp khi phát sinh thanh toán với một cá nhân hoặc tổ chức đối tác khác trong quá trình mua bán sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ… Người đảm nhận việc theo dõi công nợ trong công ty gọi là kế toán công nợ.

2. Các loại công nợ theo quy định hiện nay?

Có hai loại công nợ chính là công nợ phải thu và công nợ phải trả

- Công nợ phải thu: Đây là các khoản tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền ngay. Khi theo dõi công nợ phải thu, kế toán công nợ cần lưu ý:

+ Hạch toán chi tiết theo từng đối tượng và từng lần phát sinh.

+ Theo dõi thanh toán để gửi công văn, giấy đề nghị thanh toán cho khách hàng

+ Tập hợp và lưu trữ các giấy tờ, chứng từ liên quan đến công nợ. Biên bản đối chiếu cuối thàng cần có chữ ký của cả 2 bên để tránh rắc rối về sau.

+ Đối với các khoản công nợ quá hạn hoặc khó đòi, kế toán công nợ cần báo lên cấp trên. Sau đó, có phương án xử lý kịp thời, tránh thất thoát tiền của doanh nghiệp.

- Công nợ phải trả: bao gồm tất cả các khoản mà doanh nghiệp phải trả cho bên cung cấp vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ …mà trước đó doanh nghiệp chưa thanh toán tiền. Khi theo dõi công nợ phải thu, kế toán công nợ cần lưu ý:

+ Hạch toán chi tiết theo từng đối tượng và nhóm đối tượng

+ Theo dõi sát sao và thanh toán đúng hạn cho các nhóm đối tượng. Đảm bảo uy tín của doanh nghiệp và đúng luật đối với các khoản phải nộp cho nhà nước.

+ Với các khoản nợ chưa có hóa đơn, kế toán công nợ vẫn phải theo dõi ngoài. Khi có hóa đơn mới cập nhật vào sổ sách.

Ngoài hai khoản chính trên thì kế toán công nợ còn phải theo dõi các khoản công nợ phải thu khác như: thu hộ nội bộ, tạm ứng, thu tiền bồi thường… và các khoản công nợ phải trả khác như phải trả nội bộ, trả lương và trợ cấp cho nhân viên, khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước.

3. Nguyên tắc đối chiếu công nợ

- Đáp ứng điều kiện về chủ thể đối chiếu công nợ theo quy định của pháp luật;

- Nội dung đối chiếu công nợ không trái quy định pháp luật, không trái các giá trị đạo đức xã hội;

- Nguyên tắc đối chiếu công nợ giữa các bên hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện và công bằng, tôn trọng lẫn nhau.

- Việc đối chiếu công nợ phải được lập thành văn bản, gọi là biên bản đối chiếu công nợ. Biên bản đối chiếu công nợ là văn bản hoặc các hình thức khác tương đương, xác lập làm căn cứ để kiểm tra tình trạng thanh toán nghĩa vụ tài chính của các bên.

Biên bản này rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đồng thời liên quan đến các hoạt động kê khai thuế với cơ quan nhà nước.

4. Biên bản đối chiếu công nợ là gì?

Biên bản đối chiếu công nợ trong doanh nghiệp là một thuật ngữ không nhiều người biết đến nhưng trong lĩnh vực kiểm toán thì đây lại là một thuật ngữ khá quen thuộc.

Biên bản đối chiếu công nợ là một trong những chứng từ quan trọng được lập ra để đối chiếu và xác nhận tình hình thanh toán, số dư công nợ giữa bên mua và bên bán, đặc biệt là trong những hoạt động mua bán với số tiền lớn. Thông thường biên bản đối chiếu công nợ sẽ được lập đối với những hóa đơn có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.

5. Mục đích lập biên bản đối chiếu công nợ là gì?

Sau khi biết “Biên bản đối chiếu công nợ là gì?”, quý khách cần biết mục đích của giấy tờ này. Biên bản đối chiếu công nợ giữa nhà cung cấp và khách hàng là giấy tờ quan trọng khi quyết toán thuế. Nó là căn cứ để kiểm tra tình trạng thanh toán tiền hàng giữa bên bán và bên mua, đặc biệt trong những hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên nhằm xem các bên liên quan có thực hiện đúng theo quy định hay không.

Ngoài ra, biên bản đối chiếu công nợ còn giúp kế toán kiểm soát được tình hình thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp mình với nhà cung cấp hoặc xem khách hàng có thực hiện đúng với nội dung trong hợp đồng kinh tế đã ký hay không? Số nợ còn lại có đúng với tình hình thực tế hay không? Đây là điều bạn nên biết sau khi tìm hiểu “Biên bản đối chiếu công nợ là gì?”.

 

6. Mẫu biên bản đối chiếu công nợ mới nhất của ACC

CÔNG TY………

————

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

——————–

Số:……………………..  …ngày….., tháng……., năm……

BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ

Căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hóa giữa bên bán và bên mua;

Căn cứ vào thoả thuận giữa hai bên.

Hôm nay, ngày…. tháng…..năm ……… Tại………………………. , chúng tôi gồm có:

  1. Bên A (Bên mua): ……………………………………………………………..

-        Địa chỉ           : ……………………………………………….……………..

-        Số chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân: (kê khai với trường hợp bên mua là cá nhân)  :……………………………………………………………….

-        Điện thoại  :   …………………….      Fax: (Nếu có)……………………….

-        Đại diện     :  ……………………………..     Chức vụ: ……………………

  1. Bên B (Bên bán): ………………………………………………………………..

-        Địa chỉ    : ……………………………..……………………………………..

–        Số chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân: (kê khai với trường hợp bên mua là cá nhân)  :……………………………………………………………….

–        Điện thoại  : …………                               Fax: (Nếu có)……………………….

–        Đại diện     :  …………….                          Chức vụ: ……………………..

Cùng nhau đối chiếu công nợ từ ngày ……… đến ngày …………….. chi tiết  như sau:

  1. Đối chiếu công nợ
STT Diễn giải Số tiền
1 Số dư đầu kỳ 0
2 Số phát sinh tăng trong kỳ ……………….
3 Số phát sinh giảm trong kỳ ……………………
4 Số dư cuối kỳ …………………….

(Bằng chữ:…………………………………………….).

  1. Công nợ chi tiết.

– ………………………………………………………………………………………

– ………………………………………………………………………………………

  1. Kết luận: Tính đến hết ngày ……………. (bên A ) còn phải thanh toán cho (bên B) số tiền là: …………….VNĐ .(Bằng chữ:…………………………………………)

– Biên bản này được lập thành 02 bản. Các bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản làm cơ sở cho việc thanh toán sau này giữa hai bên.

ĐẠI DIỆN BÊN A

(Ký tên, đóng dấu)

 ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký tên, đóng dấu)

7. Những câu hỏi thường gặp.

Công ty nào cung cấp dịch vụ làm biên bản đối chiếu công nợ uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ làm biên bản đối chiếu công nợ nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý.

Thời gian ACC làm biên bản đối chiếu công nợ là bao lâu?

Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc.

Biên bản đối chiếu công nợ là gì?

Biên bản đối chiếu công nợ là chứng từ kế toán nhằm đối chiếu và xác nhận tình hình thanh toán, số dư công nợ giữa bên mua và bên bán, đặc biệt là trong những hoạt động mua bán với số tiền từ 20 triệu đồng trở lên.

Nguyên tắc lập biên bản đối chiếu công nợ?

  • Đáp ứng điều kiện về chủ thể đối chiếu công nợ theo quy định của pháp luật.
  • Nội dung đối chiếu công nợ không trái quy định pháp luật, không trái các giá trị đạo đức xã hội.
  • Việc đối chiếu công nợ phải được lập thành văn bản.

Qua bài viết trên, quý khách đã biết đối chiếu công nợ là gì, nguyên tắc đối chiếu công nợ, biên bản đối chiếu công nợ là gì, mẫu biên bản đối chiếu công nợ. Nếu có nhu cầu thực hiện nghiệp vụ kế toán cũng như dịch vụ pháp lý về đối chiếu công nợ, hãy liên hệ với ACC để được giúp đỡ, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1102 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo