Người phạm tội là người có đủ dấu hiệu chủ thể của tội phạm và đã thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm. Người phạm tội có thể là phạm tội riêng lẻ hoặc là người phạm tội trong đồng phạm. Người phạm tội khi biết về lỗi sai của mình thì nên ra tự thú hoặc đầu thú để có thể giam nhẹ trách nhiệm hình sự. Sau đây là:Mẫu biên bản tiếp nhận người phạm tội ra tự thú, đầu thú
1. Mẫu biên bản tiếp nhận người phạm tội ra tự thú, đầu thú là gì?
Mẫu biên bản tiếp nhận người phạm tội ra tự thú, đầu thú là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại việc tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú nhận tội. Mẫu biên bản nêu rõ thời gian địa điểm lập biên bản, nội dung sự việc
Mẫu biên bản tiếp nhận người phạm tội ra tự thú, đầu thú được lập ra để ghi chép lại nội dung tiếp nhận người phạm tội ra tự thú, đầu thú.
2. Mẫu biên bản tiếp nhận người phạm tội ra tự thú, đầu thú mới nhất
Mẫu được ban hành theo Thông tư 61/2017/TT-BCA của Bộ Công an với nội dung sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
BIÊN BẢN
TIẾP NHẬN NGƯỜI PHẠM TỘI RA TỰ THÚ/ĐẦU THÚ (1)
Hồi … giờ … ngày … tháng … năm …… tại …
Chúng tôi gồm:
Ông/bà: …
Chức vụ: …
Ông/bà: …
Ông/bà: … là người chứng kiến.
Căn cứ Điều 152 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiến hành lập biên bản về việc người thực hiện hành vi phạm tội ra tự thú/đầu thú đối với:
Họ tên: … Giới tính: …
Tên gọi khác: …
Sinh ngày … tháng … năm … tại: …
Quốc tịch: …; Dân tộc: …; Tôn giáo: …
Nghề nghiệp: …
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ….
cấp ngày … tháng … năm … Nơi cấp: …
Nơi cư trú: …(2) …
Tình trạng sức khỏe của người phạm tội ra tự thú/đầu thú (3): …
Việc tiếp nhận người phạm tội ra tự thú/đầu thú kết thúc vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm …
Biên bản đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây. Biên bản được lập thành hai bản đưa vào hồ sơ vụ án.
NGƯỜI PHẠM TỘI TỰ THÚ/ĐẦU THÚ
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản tiếp nhận người phạm tội ra tự thú, đầu thú mới nhất
(1) Mẫu dùng khi người phạm tội đến tự thú hoặc đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản theo khoản 1 Điều 152 BLTTHS;
(2) Nội dung: Ghi tóm tắt diễn biến sự việc, lời khai của người tự thú/đầu thú và những đồ vật, tài liệu thu giữ; nếu là đồ vật, tài liệu cần niêm phong thì phải niêm phong tại chỗ và ghi vào biên bản.
(3) Sức khỏe bình thường hoặc có thương tích, bệnh lý.
4. Một số quy định về tiếp nhận người phạm tội ra tự thú, đầu thú
– Tự thú được quy định tại Điểm h, khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015; Điều 29, Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau: Là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện. Được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu:
Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
Người tự thú là người sau khi có hành vi phạm tội đã tự ăn năn về tội lỗi của mình mà tự nguyện khai báo và giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật nhanh chóng làm rõ các tình tiết của vụ án và ngăn chặn các hành vi phạm tội khác. Người phạm tội được coi là tự thú khi chính người đó tự đến cơ quan có trách nhiệm khai báo đầy đủ về hành vi phạm tội của mình. Người tự thú bao gồm: những người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị phát giác hoặc đã bị phát hiện, bị giam giữ, bị phạt tù đã bỏ trốn hoặc đang bị truy nã mà ra tự thú.
– Khi có người phạm tội tự thú thì cơ quan tiếp nhận (cán bộ tiếp nhận) phải lập biên bản về việc tự thú. Biên bản phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người tự thú, hành vi mà họ đã phạm tội, những tài liệu, vật chứng, dụng cụ gây án, tài sản và tất cả các tình tiết khác có liên quan…
+ Căn cứ vào các quy định của pháp luật thì chỉ có Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát mới có thẩm quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến việc tự thú. Nếu việc tự thú do cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức này phải chuyển ngay biên bản đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết.
+ Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát tiếp nhận người tự thú phải kịp thời thực hiện các yêu cầu và các hoạt động theo quy định của pháp luật và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đồng thời đảm bảo những biện pháp cần thiết để giải quyết vụ án.
+ Vì lời tự thú là một tài liệu rất quan trọng để giải quyết vụ án nên cơ quan điều tra phải kiểm tra kỹ những thông tin trong lời tự thú. Phải làm rõ động cơ, mục đích của người tự thú, đối chiếu với các tài liệu, chứng cứ khác để xem lời tự thú có chính xác và đúng đắn hay không nhằm loại trừ các trường hợp tự thú về tội nhẹ để che giấu tội nặng hơn hoặc nhận tội thay cho người khác.
– Đầu thú được quy định tại Điểm i, khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 nhứ sau: Là sau khi bị phát hiện, người phạm tội đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình. Không được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tuy nhiên trong quá trình điều tra, xét xử việc xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ tùy thuộc vào quyết định của Tòa án và tùy thuộc vào thái độ sau đó của người đầu thú (thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội…). Việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải được ghi rõ trong bản án. Không được miễn trách nhiệm hình sự
Nội dung bài viết:
Bình luận