Biên bản bàn giao tài sản là một trong những cụm từ được sử dụng khá thường xuyên, quen thuộc trong quá trình lao động. Vậy Biên bản bàn giao tài sản là gì và nó dùng trong trường hợp nào? Bài viết dưới của Luật ACC sẽ gửi tới bạn mẫu biên bản bàn giao tài sản khi nghỉ việc. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Biên bản bàn giao tài sản khi nghỉ việc
1. Định nghĩa mẫu biên bản bàn giao tài sản khi nghỉ việc
Mẫu biên bản bàn giao tài sản khi nghỉ việc là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc bàn giao tài sản khi nghỉ việc. Mẫu biên bản nêu rõ thời gian địa điểm lập biên bản, nội dung bàn giao, thông tin tài sản...
2. Nội dung biên bản bàn giao tài sản khi nghỉ việc
Mẫu biên bản bàn giao tài sản khi nghỉ việc là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc bàn giao tài sản khi nghỉ việc.
– Mẫu biên bản bàn giao tài sản khi nghỉ việc gồm những nội dung:
+ Thời gian lập biên bản
+ Thông tin bên giao tài sản và bên nhận tài sản:
+ Tên, ngày sinh, bộ phận, chức vụ, địa chỉ
+ Thông tin của các bên bàn giao
+ Nội dung bàn giao
+ Thông tin tài sản
3. Mẫu biên bản bàn giao tài sản khi nghỉ việc
CƠ QUAN/TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------------- |
Số: … / BB … | ……, ngày……tháng……năm…… |
BIÊN BẢN
V/v: Bàn giao tài sản sau khi nghỉ việc
Hôm nay, ngày … tháng … năm … , tại ………………………………………….…………..
BÊN BÀN GIAO:…………………………………………………….………………..
Sinh ngày:………………………..……… Giới tính:…………………………………..
Bộ phận:…………………………………………..Chức vụ:…………………...………
Địa chỉ:………………………………………………….……..………………………..
BÊN NHẬN BÀN GIAO:…………………………………………………..…………
Sinh ngày:……………………………… Giới tính:…………………………….……..
Bộ phận:…………………………………………..Chức vụ:………………………..…
Địa chỉ:…………………………………………..……………………………………..
LÝ DO BÀN GIAO: Bàn giao tài sản sau khi nghỉ việc do hết thời hạn lao động
TÀI SẢN BÀN GIAO:
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT | Tài sản bàn giao | ĐVT | Đơn giá | Khối lượng | Thành tiền |
1 | |||||
2 | |||||
Tổng cộng |
Tổng cộng giá trị của tài sản bàn giao:………………………………………….VNĐ
(Bằng chữ:…………………………………………………………………………………….. )
Biên bản được lập thành … bản, mỗi bên giữ … bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau.
BÊN BÀN GIAO
(Ký, họ tên) |
BÊN NHẬN BÀN GIAO
(Ký, họ tên) |
4. Mục đích của biên bản bàn giao tài sản khi nghỉ việc
Mẫu biên bản bàn giao tài sản khi nghỉ việc là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc bàn giao tài sản khi nghỉ việc.
5. Trách nhiệm trả lại tài sản khi nghỉ việc
Pháp luật không quy định rõ ràng về bàn giao tài sản phải trả lại khi nghỉ việc của người lao động nhưng lại quy định rõ ràng về trách nhiệm giữa hai bên phải thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.
Khi hợp đồng lao động được ký kết sẽ phát sinh trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vì hợp đồng đã ký là hợp đồng chính thức nên, khi chấm dứt hợp đồng lao động với bạn, hai bên có trách nhiệm theo khoản 1 Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
– Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
+ Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
+ Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
+ Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
Theo đó, khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của một bên.
6. Câu hỏi thường gặp
6.1. Chưa bàn giao công việc dứt điểm có được nghỉ việc?
Nếu hợp đồng lao động của bạn hết hạn thì bạn sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với công ty. Tuy nhiên khi chấm dứt thì bạn có phát sinh khách hàng trốn nợ thì bạn cần làm việc trực tiếp với khách hàng và bàn giao lại cho đơn vị của bạn để xử lý theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010.
“Điều 95. Chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ, miễn, giảm lãi suất
1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng.
2. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Trong trường hợp khách hàng vay hoặc người bảo đảm không trả được nợ do bị phá sản, việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
4. Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi suất, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.”
Bạn lưu ý, các tổ chức tín dụng khi hoạt động sẽ có những quy định riêng nội bộ nên bạn cần tham khảo thêm các quy định nội bộ này để có thể giải quyết dễ dàng.
6.2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không bàn giao công việc
Việc sắp xếp cho người lao động sang công việc khác so với hợp đồng lao động được quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động 2019
Như vậy, công ty có quyền sắp xếp cho bạn sang công việc mới khi công ty có một trong các trường hợp sau: gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Nếu không phải là các trường hợp trên thì công ty bạn không có quyền sắp xếp cho bạn sang công việc mới.
Ngoài ra, việc bạn nghỉ việc đúng luật hay không, chỉ liên quan đến trách nhiệm bồi thường của người lao động khi nghỉ việc trái pháp luật quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động 2019. Còn việc chốt bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động không phụ thuộc vào việc người lao động nghỉ việc đúng quy định hay không.
Điều 47 Bộ luật lao động 2019 xác định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”
Như vậy, trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội thuộc về công ty bạn. Trường hợp mà công ty bạn không trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn thì bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Công đoàn hoặc thanh tra lao động Sở lao động – thương binh và xã hội hoặc Phòng lao đông – thương binh xã hội để cơ quan này giải quyết buộc người sử dụng lao động thực hiện chốt và trả lại sổ cho ban.
Như vậy, khi thực hiện thủ tục nghỉ việc tại công ty, người lao động cần thực hiện bàn giao công việc và các tài sản mình đang quản lý lại cho công ty chủ quản. Biên bản bàn giao tài sản khi nghỉ việc cần được thực hiện cụ thể, rõ ràng để tránh các rắc rối phát sinh cho người lao động cũng như cho doanh nghiệp sử dụng lao động sau khi hai bên chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật. Hy vọng với những nội dung trên sẽ hữu ích với quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận