Hoạt động mua bán trao đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta, vì thế pháp luật luôn luôn được cập nhật hoàn thiện để có thể điều chỉnh mối quan hệ này, bảo vệ quyền lợi của các bên. Một trong số các biện pháp mang tính phòng ngừa cho việc phát sinh mâu thuẫn trong hoạt động trao đổi mua bán chính là biên bản giao tài sản. Vậy biên bản bàn giao tài sản là gì và cần lưu ý tới những vấn đề gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Biên bản giao tài sản là gì?
Bàn giao tài sản là việc xác nhận sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa các tổ chức, doanh nghiệp.
Biên bản bàn giao tài sản là biên bản thể hiện sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp này cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác. Thông qua biên bản đó, hai bên cùng thống kê tài sản, công cụ, dụng cụ, thiết bị giúp quá trình chuyển giao tài sản diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc bàn giao tài sản thường không được xác lập bằng văn bản pháp luật (Biên bản bàn giao tài sản) nhằm thể hiện rõ các mục đích và nội dung của việc chuyển giao tài sản mà thường là hình thức lời nói. Điều đó là nguyên nhân của các tranh chấp và giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau sẽ gặp nhiều khó khăn và khó thể chứng minh tài sản thực tế đã được bàn giao.
2. Mục đích của việc lập biên bản bàn giao tài sản
Biên bản bàn giao tài sản là thể hiện sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức này cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác. Qua đó, hai bên thống kê những vấn đề liên quan đến tài sản giúp quá trình bàn giao tài sản diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn. Thông thường, sẽ được sử dụng nhằm xác nhận việc bàn giao tài sản khi:
(i) Hoàn thành xây dựng, mua sắm tài sản
(ii) Được người khác tặng, viện trợ và đưa vào sử dụng, bảo quản tại đơn vị khác.
Sau khi bàn giao hoàn tất, người nhận bàn giao sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tiếp tài sản theo quy định.
Như vậy, có thể thấy việc bàn giao tài sản lập thành biên bản có ý nghĩa như chứng cứ khi có tranh chấp (nếu có). Thông qua đó sẽ bảo vệ được quyền lợi hợp pháp cho các bên.
3. Khi lập biên bản bàn giao tài sản cần lưu ý những gì?
Để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc hoặc những rủi ro không may thì khi lập biên bản bàn giao tài sản các bên cần lưu ý những điều sau:
- Trong biên bản cần nêu rõ ràng và chính xác thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao tài sản và lập biên bản.
- Các bên giao - nhận cần cung cấp đầy đủ các thông tin các nhân và địa chỉ liên lạc.
- Những thông tin quan trọng của tài sản như: tên gọi, số lượng, giá trị, hiện trạng, thông số nhận dạng, … cần được ghi đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu nhất trong biên bản.
- Tài sản sau khi bàn giao cần nêu cụ thể điều kiện, trách nghiệm và cảm kết của bên được nhận giao.
- Biên bản phải đủ chữ ký của cả hai bên giao và nhận tài sản, cũng có thể thêm chữ ký của người thứ ba làm chứng.
4. Cách Viết Biên Bản Bàn Giao Tài Sản
4.1. Xem xét lại toàn bộ tài sản đang quản lý:
- Trước khi viết nội dung trong biên bản chính thức, bạn phải tạo một danh sách các tài sản mà mình đang sử dụng, quản lý, bảo quản, bao gồm chi tiết, cụ thể số lượng, chủng loại và giá trị sử dụng, tình trạng thực tế của từng loại tài sản.
- Bạn có thể áp dụng các phương pháp tính giá trị của tài sản bàn giao dựa trên sổ sách, chứng từ kế toán và tiến hành bàn giao công việc, tài sản theo thủ tục đã quy định.
4.2. Đề cập đến các vấn đề khó khăn, rủi ro liên quan đến tài sản:
- Biên bản bàn giao tài sản cũng có thể bao gồm danh sách các thách thức, khó khăn có thể xảy ra trong quá trình lưu trữ, quản lý tài sản của cá nhân, công ty.
Dựa vào đây, người nhận bàn giao có thể nhìn vào những khó khăn để đề xuất phương án giải quyết các vấn đề đang xảy ra với tài sản.
4.3. Bố trí thời gian và tiến hành bàn giao tài sản:
Cuối cùng, bạn có thể tải về các mẫu biên bản bàn giao tài sản ở trên và chỉnh sửa, điền vào các thông tin liên quan cũng như thời gian, địa điểm, nội dung cụ thể… để bàn giao lại tài sản cho người kế nhiệm của bạn.
5. Mẫu biên bản bàn giao tài sản
Hiện nay, với sự phổ biến của việc sử dụng biên bản bàn giao tài sản trong cuộc sống thì mẫu biên bản bàn giao tài sản trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm. Bởi vì, khi có sẵn mẫu thì quá trình bàn giao sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đồng thời, quy trình bàn giao cũng sẽ diễn ra đúng với quy định của pháp luật.
Mẫu biên bản để bàn giao tài sản sẽ bao gồm các phần chính sau:
- Tiêu đề, quốc ngữ;
- Tên biên bản;
- Thời gian, địa điểm;
- Thông tin bên giao;
- Thông tin bên nhận;
- Thông tin đại diện làm chứng;
- Nội dung bàn giao: Tên tài sản, đơn vị, số lượng, tình trạng, ...
- Cam kết;
- Chữ ký của các bên.
Trên đây là các thông tin về Biên Bản Bàn Giao Tài Sản mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận