Hướng dẫn cách làm trang bìa cho tiểu luận

Có thể nói khi thực hiện viết tiểu luận, bên cạnh chất lượng về nội dung của đề tài thì hình thức của bài tiểu luận cũng cần được chú trọng. Bài viết sau đây của công ty luật ACC sẽ hướng dẫn quý bạn đọc cách làm trang bìa cho tiểu luận một cách đơn giản nhất

1. Tiểu luận là gì?

Tiểu luận là một bài viết được trình bày dưới dạng văn bản nhằm trình bày một nghiên cứu, một quan điểm, một khám phá nào đó về một chủ đề mà người viết đang muốn trình bày.
Tiểu luận thường được áp dụng đối với các sinh viên đại học, sinh viên sẽ lựa chọn những chủ đề có sẵn hoặc là tự tìm chủ đề của mình, tìm hiểu nghiên cứu và trình bày bằng văn bản sau đó nộp lại cho giảng viên của mình.
Tiểu luận thường có độ dài khoảng 5-25 trang, tùy vào quy định của trường hoặc của giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học. Tiểu luận tốt nghiệp thì thường sẽ dài hơn, khoảng 30 – 50 trang tùy theo yêu cầu.
Nội dung của bài tiểu luận là trình bày vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả mới mà người viết phát hiện được, hay ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết. Bài tiểu luận thường phải nêu được những quan điểm, hướng giải quyết vấn đề của người viết. Người viết có những quan điểm và lập luận bảo vệ cho những quan điểm của mình thuyết phục, có những phương hướng giải quyết có tính khả thi, đồng thời có sự đầu tư về thời gian nghiên cứu thì bài tiểu luận được đánh giá cao và thuyết phục người chấm.
Hướng Dẫn Cách Làm Trang Bìa Cho Tiểu Luận
Hướng dẫn cách làm trang bìa cho tiểu luận
Quy định chung về trình bày tiểu luận phải theo những quy chuẩn chung về kích cỡ chữ, tiêu đề, khoảng cách giữa các dòng, kiểu chữ, canh lề, trình bày lời cảm ơn, trích dẫn, ghi chú, tài liệu tham khảo…

2. Quy trình thực hiện bài tiểu luận

Để thực hiện một bài tiểu luận chúng ta cần thực hiện những bước như sau:
+ Nghiên cứu
Nghiên cứu là công việc tiên quyết khi chúng ta làm tiểu luận. Sau khi định hình xong hướng đi cho chủ đề nghiên cứu của mình lập luận, ý tưởng trong luận văn của mình, bạn nên dành thời gian để tìm kiếm sách, bài báo và các tài liệu khác liên quan đến chủ đề của mình. Các tài liệu có thể được tìm hiểu qua các internet hoặc sách, báo…
+ Lập luận trong bài tiểu luận
Bài tiểu luận là sự trình bày những quan điểm của người viết đối với chủ đề lựa chọn. Vì vậy để có tính thuyết phục và lôi cuốn thì lập luận chính là rất quan trọng.Việc sắp xếp các ý tưởng và lập luận trong bài là điều quan trọng. Những lập luận của bạn cần được sắp xếp để tạo nên sự logic cho người đọc. Các nguồn thông tin cần được sử dụng hợp lý. Một điều cần nên lưu ý đối với việc lập luận trong bài tiểu luận là không nên lan man vào nhiều vấn đề hoặc quá tập trung vào một chủ điểm mà không đưa ra cái nhìn tổng quát cho cả chủ đề.
+ Tài liệu tham khảo và mục lục
Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, nếu bạn sử dụng bất kỳ tài liệu nào trong luận văn của mình, chúng ta sẽ cần ghi lại nguồn tài liệu đó ở phần cuối bài. Và để tránh sự nhầm lẫn và thiếu sót trong việc ghi nguồn tài liệu, bạn nên ghi lại tại thời điểm đó luôn nếu bạn sử dụng chúng trong bài.  Ghi chú là tất cả những thông tin cần thiết về sách, bài báo và các tài liệu khác bạn sử dụng để viết, và phải ghi đầy đủ những thông tin liên quan đến nguồn đó như: tên tác giả, tên bài viết, nhà xuất bản, ngày xuất bản, trang tham khảo. Việc ghi chú này sẽ giúp bạn rất nhiều nếu lần sau bạn muốn tìm lại những thông tin này và cũng để thể hiện việc tôn trọng bản quyền của những nguồn thông tin đó.
+ Cách trình bày bài tiểu luận
Đối với người chấm điểm, format cũng như sự trình bày bài đều được đưa ra xem xét. Vì thế bạn nên để ý đến những chuyện như căn lề, chính tả, cách dòng, font, đầu bài, cách trình diễn bảng biểu, đồ thị. Trong suốt quá trình với rất nhiều thông tin, bài tiểu luận của chúng ta có thể chưa thống nhất về format, cỡ chữ có thẻ không đồng đều, chuyển font và căn chỉnh lề khác nhau qua mỗi khổ. Chúng ta nên để ý đến việc trích đoạn tư những nhà nghiên cứu khác vì nó có cần có những quy tắc riêng trong việc đưa những thông tin này vào bài.
Thông thường phần bố cục trình bày thường được dựa trên yêu cầu của người giao bài tiểu luận, chúng ta cần phải tuân theo những yêu cầu cụ thể đó. Tuy nhiên nếu không có yêu cầu về phần trình bày thì bạn có thể tham khảo theo quy định về cách trình bày văn bản thường được sử dụng rộng rãi.

3.Cách làm trang bìa cho tiểu luận

3.1 Cách tạo khung bìa tiểu luận 

Khung bìa tiểu luận là nơi mà bạn có thể thể hiện được hết khả năng sáng tạo, con mắt thẩm mỹ của bản thân. Đương nhiên, bạn có thể sử dụng những mẫu khung bìa có sẵn trong Microsoft Word để tạo khung. Những khung này đảm bảo đáp ứng được yêu cầu chuyên nghiệp, thể hiện thái độ nghiêm túc của người viết. Đồng thời việc làm khung cũng không cần tốn nhiều thời gian và công sức, bạn cũng không cần phải suy nghĩ về cách đặt khung cũng như việc sắp xếp trình bày các thông tin bên trong khung.
Đối với những bài luận của sinh viên đang học những chuyên ngành mang tính sáng tạo cao hoặc đơn giản mà muốn sáng tạo nhiều hơn nữa thì bạn thậm chí có thể không sử dụng khung cho bài luận. Rất nhiều sinh viên ngành Truyền thông, Văn hóa, Mỹ thuật… thường lựa chọn thay thế việc tạo khung bằng việc tạo hình nền trên chính trang bìa.
Những hình nền này là những hình ảnh liên quan trực tiếp đến đề tài mà bạn thực hiện trong bài tiểu luận, có sức gợi và sức biểu cảm lớn. Do đó mà người đọc ngay khi nhìn vào bìa đã có thể hình dung về những gì bạn sắp trình bày. Đồng thời, sự đẹp mắt và sáng tạo sẽ là điểm nhấn thu hút người đọc từ cái nhìn đầu tiên.

3.2 Cách làm tờ bìa tiểu luận đẹp

Tuy nhiên, dù bạn được phép sáng tạo nhưng cũng đừng quên tuân theo những quy tắc chung mà Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra đối với các văn bản báo cáo thực tập, cụ thể như sau:
Trang bìa ghi rõ:
- Báo cáo thực tập
- Tên đề tài
- Họ và tên người thực hiện
- Đơn vị thực tập
- Tháng năm: địa điểm và thời điểm nộp thực hiện
- Đa số các trường còn yêu cầu logo riêng của nơi đào tạo, việc bổ sung logo sẽ tạo ra sự đồng nhất mà cũng độc đáo và khác biệt.
Hình thức trình bày:
- Lề trên: 3,5 cm
- Lề dưới: 3,0 cm
- Lề trái: 3,5 cm
- Lề phải: 2,0 cm
Lưu ý, đối với những bạn lựa chọn trình bày theo phong cách khác biệt, sử dụng hình nền thay vì khung, thì những quy tắc về cỡ chữ, font chữ có thể thay đổi sao cho phù hợp với bố cục. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đảm bảo được đầy đủ những thông tin yêu cầu cần phải có ở trang bìa.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo