Bị tước bằng lái xe là một hình phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm luật giao thông đường bộ. Hình phạt này có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người vi phạm, đặc biệt là những người làm nghề lái xe. Câu hỏi đặt ra là sau khi bị tước bằng lái xe có phải thi lại hay không? Hôm nay Luật ACC sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này theo pháp luật hiện hành.

Bị tước bằng lái xe có thi lại được không?
1. Căn cứ pháp lý
Cơ sở pháp lý: Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC)
2. Quy định về tước bằng lái xe?
Tước bằng lái xe là một trong các hình thức xử phạt bổ sung bên cạnh hình thức xử phạt chính khi người tham gia giao thông vi phạm quy định về an toàn giao thông theo quy định của pháp luật
Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Tước quyền sử dụng giấy phép là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, cá nhân không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép. Hay nói cách khác khi bị tước giấy phép lái xe người bị tước không được điều khiển các loại phương tiện tương ứng ghi trong giấy phép.
3. Bị tước bằng lái xe có cần thi lại không?
Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Trường hợp một cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt trong cùng một lần thì bị xử phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm, nếu hành vi vi phạm đó có quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì chỉ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 01 lần với thời hạn tước là mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng đối với hành vi có thời hạn tước dài nhất.”.
Cùng với đó khoản 3 Điều 25 Luật XLVPHC quy định: Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép.
Thêm vào đó các trường hợp được cấp lại giấy phép lái xe theo Luật Giao thông đường bộ 2008, Thông tư 12/2017/TT- BGTVT tại Điều 36 chỉ bao gồm: Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng; Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng; Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng hoặc từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, và không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý phải thi lại kỳ thi sát hạch.
Như vậy có thể thấy việc tước giấy phép thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý nên không thuộc trường hợp được cấp lại giấy phép lái xe (1-24 tháng). Về nguyên tắc, như đã nêu ở trên nếu bị tước GPLX, tức là người vi phạm không được quyền lái các loại xe tương tự trong khoản thời gian bị tước đó. Do vậy, khi chưa hết thời hạn bị phạt thì người này cũng không được học, thi và cấp GPLX mới. Việc bị tước giấy phép lái xe chỉ trong một thời hạn nhất định, tuỳ vào từng trường hợp vi phạm, hết thời hạn này chủ sở hữu được nhận lại bằng lái xe và được sử dụng lại bình thường mà không phải thi lại.
4. Các quy định liên quan
Điều khiển phương tiện là hành vi bị cấm trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe. Theo khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong thời gian bị phạt, nếu người bị tịch thu bằng lái vẫn cố tình thực hiện hoạt động trong GPLX, cụ thể là hành vi lái xe thì sẽ bị xử lý vi phạm như người không có giấy phép.
Ngoài ra, khoản 5 Điều 81 Nghị định này cũng quy định, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, người bị xử phạt không được phép làm thủ tục cấp đổi, cấp mới Giấy phép lái xe. Theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thi bằng mới trong thời gian bị thu bằng là hành vi vi phạm pháp luật. Những trường hợp cố tình khai báo sai hoặc sử dụng giấy tờ, tài liệu giả để tham gia học, thi sát hạch và cấp lại GPLX sẽ bị tịch thu giấy tờ và phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.
5. Các trường hợp được thi lại bằng lái xe
Theo quy định tại Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT bị bãi bỏ một số nội dung bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT cụ thể như sau:
Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng
- Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
- Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:
- Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết;
- Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
6. Quy định về thi lại bằng lái xe theo dự thảo luật mới 2022?
Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện nay quy định phải thi lại bằng lái xe nếu bị tước giấy phép lái xe. Tuy nhiên theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ dự thảo năm 2022, nếu bị thu giấy phép lái xe sau khi vi phạm một trong các trường hợp theo quy định dưới đây, muốn được cấp lại, người vi phạm phải học và thi lại:
- GPLX bị tước quyền sử dụng từ 4 lần trở lên trong thời gian 3 năm hoặc có tổng thời gian bị tước quyền sử dụng trên 24 tháng
- Người lái xe vi phạm các quy định của pháp luật về GTĐB để xảy ra tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên (làm chết 1 người trở lên, hay làm bị thương 2 người và sức khỏe bị tổn hại trên 60%).
7. Mọi người có thể hỏi
1. Những trường hợp nào bị tước bằng lái xe?
Có nhiều trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ có thể dẫn đến hình phạt tước bằng lái xe, bao gồm:
- Lái xe khi đang say rượu bia.
- Lái xe khi đang sử dụng ma túy.
- Lái xe gây tai nạn giao thông làm chết người.
- Lái xe gây tai nạn giao thông làm bị thương người.
- Lái xe khi đang bị cấm lái xe.
- Lái xe quá tốc độ cho phép.
- ...
2. Một số lưu ý khi thi lại lấy bằng lái xe sau khi bị tước?
- Bạn phải ôn tập kỹ lưỡng trước khi thi.
- Bạn nên tham gia các khóa học ôn tập lái xe.
- Bạn nên thi thử trước khi thi chính thức.
Trên đây là nội dung tư vấn trả lời cho câu hỏi: Bị tước bằng lái xe có thi lại được không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ Luật ACC, thông tin chi tiết trên website để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận