Phân biệt bị can và bị cáo trong tố tụng hình sự

Trong tố tụng hình sự, hai khái niệm "bị can" và "bị cáo" thường xuyên xuất hiện và gây nhầm lẫn cho nhiều người. Mặc dù có vẻ giống nhau, nhưng hai khái niệm này lại mang những ý nghĩa pháp lý hoàn toàn khác nhau, gắn liền với các giai đoạn tố tụng khác nhau. Vậy, sự khác biệt cơ bản giữa bị can và bị cáo là gì? Bài viết này Công ty luật ACC sẽ làm rõ vấn đề này.

Phân biệt bị can và bị cáo trong tố tụng hình sự

Phân biệt bị can và bị cáo trong tố tụng hình sự

1. Khái niệm bị can và bị cáo

Khái niệm bị can và bị cáo được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:

Tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. 

Tại Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. 

Quyền và nghĩa vụ của bị can và bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự.

Như vậy, theo các quy định kể trên, bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố hình sự nghĩa là chưa bị đưa ra xét xử, còn bị cáo là người hoặc pháp nhân bị Tòa án đưa ra xét xử.

2. Bị can và bị cáo có điểm gì giống nhau? 

Bị can và bị cáo có những điểm chung trong quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định như sau:

- Quyền và nghĩa vụ của bị can và bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.

- Bị can và Bị cáo đều là đối tượng được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

- Bị can, Bị cáo đều được thực hiện các quyền và nghĩa vụ như nhau theo quy định tại Điều 60, Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, cụ thể như sau:

  • Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Có thể tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
  • Đề nghị giám định, định giá tài sản;
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Trong trường hợp có giấy triệu tập của cơ quan, người có thẩm quyền (người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với bị can, tòa án với bị cáo) nếu:

+ Vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải;

+ Nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

3. Phân biệt bị can và bị cáo trong tố tụng hình sự

Những đặc điểm cơ bản và dễ phân biệt nhất giữa hai khái niệm Bị can và Bị cáo này là tư cách pháp lý của họ trong vụ án hình sự ở những thời điểm, giai đoạn tố tụng khác nhau, cụ thể: 

Tiêu chí

Bị can

Bị cáo

Khái niệm

Người hoặc pháp nhân đã bị khởi tố về hình sự, có quyết định khởi tố của viện kiểm sát

Là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử, xác định rõ thời điểm

Giai đoạn tham gia tố tụng

Giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố

Giai đoạn xét xử

Quyền và nghĩa vụ 

Do tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng nên Bị can có một số quyền, nghĩa vụ đặc trưng như: Được biết lý do bị khởi tố; Nhận quyết định khởi tố Bị can; Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, v.v. 

Giải quyết một vụ án hình sự sẽ trải qua nhiều giai đoạn, đối với Bị cáo thì trước đó họ đã là Bị can theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, do vậy các quyền và nghĩa vụ của bị cáo sẽ phát sinh tương ứng với giai đoạn Tòa án có quyết định mở phiên toà xét xử, ví dụ như: Tham gia phiên Tòa; kháng cáo bản án; Nói lời sau cùng trước khi nghị   án; v.v.

Cơ sở pháp lý

Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự

Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự

4. Các câu hỏi thường gặp

Khi nào thì bị can trở thành bị cáo?

Bị can sẽ trở thành bị cáo khi:

  • Cơ quan điều tra hoàn tất quá trình điều tra và có đủ căn cứ để kết luận bị can đã thực hiện hành vi phạm tội.
  • Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can ra Tòa án.
  • Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Tại sao cần phân biệt rõ bị can và bị cáo?

Việc phân biệt rõ bị can và bị cáo có ý nghĩa rất quan trọng trong tố tụng hình sự vì:

  • Bảo vệ quyền lợi của người bị buộc tội: Phân biệt rõ giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử giúp đảm bảo quyền lợi của người bị buộc tội được thực hiện đầy đủ trong suốt quá trình tố tụng.
  • Đảm bảo tính khách quan của quá trình tố tụng: Việc phân biệt rõ các giai đoạn tố tụng giúp quá trình tố tụng diễn ra một cách khách quan, công bằng và đúng pháp luật.
  • Rõ ràng hóa trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng: Mỗi cơ quan tiến hành tố tụng sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau trong từng giai đoạn tố tụng.

Quyền được bảo vệ của bị can và bị cáo có giống nhau hoàn toàn không?

Về cơ bản, cả bị can và bị cáo đều có quyền được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, quyền hạn của bị can có thể bị hạn chế hơn so với bị cáo, đặc biệt là trong giai đoạn điều tra. Ví dụ:

  • Quyền tự do đi lại: Bị can có thể bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra, trong khi bị cáo thường được tại ngoại.
  • Quyền tiếp xúc với người khác: Quyền tiếp xúc của bị can có thể bị hạn chế hơn so với bị cáo.

Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã nắm rõ về sự khác biệt sự bị can và bị cáo trong tố tụng hình sự. Việc phân biệt rõ ràng hai khái niệm này không chỉ có ý nghĩa lý thuyết mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của người bị buộc tội, đảm bảo tính khách quan, công bằng của quá trình tố tụng hình sự. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ cụ thể, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty luật ACC để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tâm. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo