Bắt người phạm tội quả tang là gì?

Trong Bộ luật Hình sự, bắt người phạm tội quả tang là một trong những vấn đề quen thuộc. Sau đây, bạn đọc hãy cùng ACC tìm hiểu về thông tin này qua bài viết: Bắt người phạm tội quả tang là gì?

Thế nào là phạm tội quả tang? Bắt người phạm tội quả tang là gì?

Tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bắt người phạm tội quả tang như sau:

1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Theo quy định nêu trên, có thể hiểu phạm tội quả tang là việc một người đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.

> Xem thêm: Tội phạm xuyên quốc gia là gì? (accgroup.vn)

 

Còn bắt người phạm tội quả tang là việc bất kỳ một chủ thể nào đó phát hiện một người đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngay sau khi người đó thực hiện hành vi phạm tội đã đuổi bắt và giải đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân.

Người bị bắt quả tang là người đang thực hiện hành vi phạm tội mà hành vi đó cấu thành một tội phạm cụ thể nhưng chưa hoàn thành tội phạm thì bị phát hiện hoặc ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội xong chưa kịp cất giấu công cụ, phương tiện, tẩu tán tang vật phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.

Tóm lại, các trường hợp bắt người phạm tội quả tang gồm:

- Người đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.

- Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện;

- Người phạm tội quả tang đang bị đuổi bắt.

Ví dụ: Người vừa cướp giật ví của người khác bị người đó phát hiện hô hoán nên bỏ chạy, bị đuổi bắt và bắt được ngay sau đó.

pham toi qua tang
Bắt người phạm tội quả tang là gì?

Ai có quyền bắt người phạm tội quả tang?

Cũng theo Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khi phát hiện một người đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngay sau khi người này thực hiện hành vi phạm tội xong hoặc trong quá trình đuổi bắt, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý ở nơi gần nhất như:

- Cơ quan Công an;

- Viện kiểm sát;

- Ủy ban nhân dân.

Đồng thời, khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước hung khí, vũ khí của người bị bắt.

Với trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan.

Sau đó tiến hành lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

>> XEm thêm: Biên bản bắt người phạm tội quả tang mới nhất 2021 (accgroup.vn)

Thủ tục bắt người phạm tội quả tang thế nào cho đúng luật?

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, trình tự bắt người phạm tội quả tang như sau:

- Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang:

+ Bước 01: Tiến hành thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan;

+ Bước 02: Lập Biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật.

+ Bước 03: Giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền

- Trường hợp người bắt người phạm tội quả tang không phải là Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an:

+ Sau khi bắt phải giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

+ Cơ quan tiếp nhận phải Lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp?

Người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp là Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới…; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Căn cứ bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp?

Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

Viện kiểm sát nhân dân đối với bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp?

Kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều 110. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

Trên đây là thông tin: Bắt người phạm tội quả tang là gì?  được cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ ACC để được tư vấn cụ thể.

Website: https://accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo