Bắt chước là gì? (cập nhật 2024)

Bắt chước là động từ dùng để chỉ những hành động học theo, làm theo hành động, cách làm của người khác và hành động này thường không được khuyến khích, tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu bắt chước một cách sáng tạo thì vẫn mang lại hiệu quả tích cực. Do đó, bài viết này sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bắt chước là gì? (cập nhật 2024).

Bắt Chước

Bắt chước là gì?

1. Bắt chước là gì?

Bắt ở đây có nghĩa là nắm bắt, hiểu biết vấn đề nào đó

Chước có nghĩa là kế, cách, kế sách, cách làm.

Như vậy, bắt chước là động từ dùng để chỉ một hành động làm theo, học theo cách làm của 1 người hay một đối tượng sự vật nào đó.

Ví dụ về bắt chước:

+ Tuấn bắt chước cách làm của Hoa (Hay Tuấn học theo cách làm của Hoa).

+ Vẹt bắt chước tiếng người. 

2. Bắt chước là một hiện tượng tâm lý học  

Bắt chước là một hiện tượng xã hội học hoàn toàn hợp lý. Ví dụ như, khi một người phải chịu áp lực với sự trợ giúp của các chuẩn mực xã hội, thì hầu hết những người tham gia trong một nhóm xã hội hành xử theo một cách nhất định, thực hiện các hành động cụ thể và sẽ khó để một người chống lại điều này. Trong trường hợp này, bắt chước là một kiểu suy nghĩ của nhóm. Mọi người muốn cảm nhận và hiểu rằng họ đúng. Những người này cư xử theo cách này để phù hợp với những người khác. Họ xem cách người khác cư xử và lấy một ví dụ, sao chép mô hình hành vi của họ, tin rằng điều này là chính xác, vì đa số hành xử theo cách này.

Trong hiện tượng bắt chước, nỗi sợ bị cô lập có vấn đề. Mọi người đều muốn được hiểu và dễ chịu để được chấp nhận trong xã hội, bởi vì nhiều người không muốn trở thành những con quạ trắng, bị loại khỏi nhóm. Đó là nhu cầu công nhận góp phần vào sự chấp nhận của họ đối với các giá trị và chuẩn mực của đa số.

Nói về hiệu ứng của bắt chước, nó là một biểu hiện hoàn toàn không ổn định, bởi vì mọi người có thể dễ dàng chấp nhận sở thích và từ bỏ chúng nhanh chóng. Hiện tượng này trong khía cạnh tâm lý và xã hội học là một ý thức theo sau hành vi của người khác, một sự giải trí của hành vi nhận thức.

Cơ chế bắt chước trong tâm lý học có thể có ý thức và vô thức, tuyệt đối hoặc một phần, sáng tạo và nghĩa đen, tự nguyện và bắt buộc.

Bắt chước như một cơ chế của tâm lý đại chúng có một đặc điểm đến nỗi nó biểu hiện bằng sự suy giảm ý thức cá nhân. Sự cần thiết là trong quần chúng, không chỉ giúp giảm mức độ hợp lý, nó làm tăng cảm xúc. Trạng thái cảm xúc này góp phần khiến một người mong muốn chia sẻ nó với những người khác.

Nếu tình huống thuận lợi phát sinh cho điều này, khả năng bắt chước được cập nhật. Các yếu tố thuận lợi có thể là sự hiện diện của một số người nhất định cảm thấy điều kiện gần gũi, sẵn sàng chia sẻ nó. Nó chỉ ra rằng nó trở thành cơ chế chính của hành vi, vì nó trở thành một khả năng cụ thể từ một khả năng tiềm năng. Một người bắt đầu hiển thị các mô hình hành vi cảm nhận của mọi người trong trạng thái cảm xúc tương tự, quan sát các mô hình đề xuất điều chỉnh trạng thái cảm xúc. Tạo ra một khối người bắt chước lẫn nhau. Với sự tương tác này, trạng thái thử nghiệm tăng cường, đạt đến đỉnh điểm, sau đó giảm dần.

Khả năng bắt chước vô hạn, nó cạn kiệt, xả trạng thái cảm xúc, trong khi nhu cầu điều chỉnh trạng thái này đã bão hòa, sau đó kiểm soát hành vi bắt đầu được khôi phục.

3. Mặt tích cực và tiêu cực của bắt chước 

Mặt tích cực: 

Đối với trẻ con việc bắt chước có thể giúp trẻ học được nhiều điều cần thiết để phát triển não bộ. Chẳng hạn như trẻ bắt chước qua ngôn ngữ giao tiếp, chào hỏi, thể hiện nhu cầu, mong muốn của bản thân, bắt chước việc cầm bút, vẽ hình, nhờ việc bắt chước mà trẻ phát triển khả năng nhận thức về việc đọc, viết, đánh vần, làm toán,…

Hay đối với trường hợp học một ngoại ngữ mới, bắt chước sẽ góp phần cho việc học ngoại ngữ được thuận lợi và hiệu quả hơn. Ví dụ bắt chước ngữ điệu, cách phát âm qua việc xem phim hay nghe những người xung quanh giao tiếp bằng ngôn ngữ đó.

Bắt chước một cách sáng tạo còn có thể mang tính nghệ thuật. Ví dụ: Nghệ sĩ bắt chước là những người bắt chước hay nhái lại những cử chỉ, điệu bộ của người khác và biến nó trở thành một màn nghệ thuật trình diễn. Hoặc đơn giản, nghệ sĩ bắt chước dùng những động tác cơ thể để miêu tả lại một sự vật, sự việc nào đó cho khán giả xem.

Ngoài ra, như trong sinh học việc bắt chước giúp cho loài sinh vật sống có thể sinh tồn. Ví dụ: Một loài bướm (không có độc) lại có hình dạng, màu sắc rất giống như ong vò vẽ (có độc). Loài bướm đó đã “bắt chước” ong vò vẽ để đánh lừa kẻ thù của nó(thường là chim sâu) tưởng nhầm nó là ong độc, nên không dám ăn thịt.

Mặt tiêu cực: 

Đối với trẻ em bắt chước còn mang đến những mặt xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như trẻ bắt chước người lớn nói tục, chửi bậy, đánh người, thực hiện những hành vi nguy hiểm …

Việc bắt chước người khác quá máy móc, dập khuôn sẽ làm mai một sự sáng tạo, trí óc phát triển. Nhiều người chỉ lo bắt chước dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực trong học tập, công việc hay cuộc sống,… Ví dụ: Bắt chước ý tưởng kinh doanh của người khác, bắt chước bài văn mẫu mà không chịu suy nghĩ và tư duy khi viết bài, bắt chước lối sống không lành mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe,…

Bắt chước như một cơ chế của tâm lý đại chúng có một đặc điểm đến nỗi nó biểu hiện bằng sự suy giảm ý thức cá nhân. Sự cần thiết là trong quần chúng, không chỉ giúp giảm mức độ hợp lý, nó làm tăng cảm xúc. Trạng thái cảm xúc này góp phần khiến một người mong muốn chia sẻ nó với những người khác.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Bắt chước tiếng Anh là gì?

Bắt chước trong tiếng Anh là copy; imitate hoặc mimic.

Dùng từ bắt chước hay bắt trước là đúng chính tả?

Như đã biết, bắt chước động từ dùng để chỉ một hành động làm theo, học theo cách làm của 1 người hay một đối tượng sự vật nào đó.

Bắt là nắm bắt. Trước là trước mắt, trước mặt. Nhiều người nhầm lẫn rằng bắt trước là làm theo những cái gì đó đã được nhìn thấy trước mắt mình. Nhưng thực chất thì “bắt trước” lại là từng dùng sai chính tả tiếng Việt. Ngoài bắt trước thì thì bắt chiếc cũng không ít người sử dụng thay vì bắt chước, tuy nhiên cả bắt trước và bắt chiếc đều dùng sai chính tả, các từ này không xuất hiện trong từ điển tiếng Việt.

Do đó, bắt chước là từ dùng đúng chính tả tiếng Việt.

Một số ví dụ phân biệt bắc chước và bắt trước? 

+ Khỉ bắt chước hành động của người => Đúng.

+ Không nên bắt chước người khác => Đúng.

+ Người hay bắt trước bạn => Sai (Đáp án đúng là: Người hay bắt chước bạn).

+ Khi người khác bắt chước mình => Đúng.

Bắt chiếc là gì?

“Bắt chiếc” cũng là từ mọi người hay sử dụng tuy nhiên đây là từ không có trong từ điển Việt Nam và chỉ là cách nói địa phương hóa của từ “bắt chước”, do người dân sử dụng nhiều mà thành thói quen.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Bắt chước là gì? mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo