Bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số (Cập nhật 2024)

Hiện nay, vấn đề về bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số vô cùng được quan tâm. Vậy cổ đông thiểu số là gì? Pháp luật quy định như thế nào về việc bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số? Hay bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số trên thực tế được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ một số thông tin về các quy định bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số

bao-ve-loi-ich-co-dong-thieu-so

Bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số 

1. Thế nào là cổ đông thiểu số?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Cổ phần là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, cũng chính là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần.

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa về cổ đông thiểu số là gì? Theo từ điển Cambridge, cổ đông thiểu số là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít cổ phần trong một công ty hơn của một cổ đông nắm quyền kiểm soát.

Có thể hiểu cổ đông thiểu số là những cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ phần nhỏ trong một công ty và không có quyền kiểm soát, điều hành chi phối hay khả năng để áp đặt quan điểm, đường lối, ý chí, sách lược của mình trong hoạt động của công ty. Bảo vệ cổ đông thiểu số chính là bảo vệ những người sở hữu tỷ lệ cổ phần nhỏ trong một công ty và có ít quyền lợi…

 2. Quy định về bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số 

Một, Theo quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 115, Luật Doanh nghiệp năm 2020, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Theo đó, các cổ đông thiểu số khi tập hợp từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên sẽ có quyền ứng của vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và có thể nắm được thông tin nội dung cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, tham gia quyết định, ý kiến một số vấn đề quan trọng của công ty.

Hai, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã mở rộng quyền của cổ đông thiểu số: giảm tỷ lệ 10% nêu trên xuống còn 5% để cho phép các cổ đông như thế đã có quyền xem xét, tra cứu, trích lục số biên bản và nghị quyết,.....

Ba, để bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định về thời hạn sở hữu cổ phần liên tục trong thời hạn 6 tháng khi cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% cổ phần phổ thông trở lên đối với quyền đề cử người vào thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyền khởi kiện đối với người quản lý (Điều 166, Luật Doanh nghiệp năm 2020)

Bốn, Khoản 1, Điều 141, Luật Doanh nghiệp năm 2020, việc quy định danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập không quá 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn ngắn hơn. 

Như vậy, qua Luật Doanh nghiệp 2020 cho thấy, pháp luật đang dần dần bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số.

3. Cần làm gì để thực hiện bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số

Thứ nhất, hoàn thiện các cơ chế pháp lý khác liên quan nhằm bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần

Thứ hai, nâng cao vai trò và tiếng nói của các cổ đông thiểu số bằng cách bổ sung thêm điều khoản bảo đảm quyền lợi của nhóm cổ đông thiểu số

Thứ ba, Mỗi cổ đông thiểu số cần đẩy mạnh hơn nữa việc tự ý thức trong việc chủ động bảo vệ mình là điều vô cùng quan trọng như: các cổ đông thiểu số có thể thực hiện quyền cổ đông thông qua việc tham dự hội nghị cổ đông,... 

Trên đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về Bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo