Bảo vệ danh dự nhân phẩm là gì theo luật? (Cập nhật 2024)

Danh dự, nhân phẩm là những gì gắn liền với phẩm chất của con người. Nhân phẩm, danh dự mang lại giá trị vật chất cũng như tinh thần cho con người. Tuy nhiên vẫn có nhiều người làm tổn hại đến nhân dự, nhân phẩm của người khác. Như vậy thì bảo vệ danh dự nhân phẩm là gì? bảo vệ danh dự nhân phẩm là gì bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về bảo vệ danh dự nhân phẩm là gì. Để tìm hiểu hơn về bảo vệ danh dự nhân phẩm là gì các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về bảo vệ danh dự nhân phẩm là gì nhé.

bao-ve-danh-du-nhan-pham-la-gi

Bảo vệ danh dự nhân phẩm là gì

1. Danh dự, nhân phẩm là gì?

Nhân phẩm:

  • Nhân phẩm là các phẩm chất của từng người. Mỗi người sẽ có các nhân phẩm khác nhau nhưng vẫn phải theo thuần phong mỹ tục chung của nước ta. Nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.
  • Người có nhân phẩm luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

Danh dự:

  • Danh dự là sự tự tôn của cá nhân. Danh dự là yếu tố để đánh giá giá trị của một con người. Nếu như người coi trọng danh dự thì được đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó.
  • Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội, với người khác. Là con người, ai cũng đóng góp ít nhiều cho cuộc sống, cho xã hội, do đó, ai cũng có danh dự.

2. Bảo vệ danh dự, nhân phẩm.

Việc bảo vệ danh dự nhân phẩm được pháp luật quy định khác cụ thể thông qua Điều 34 Bộ luật Dân sự về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

Thứ nhất, Các cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được pháp luật bảo vệ.

Thứ hai:

  • Nếu như có các thông tin sai sự thật về bản thân, cá nhân hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
  • Trường hợp đối với người đã chết và muốn khôi phục danh dự, nhân phẩm thì thân nhân của người bị xúc phạm danh dự nhân phẩm như: vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác, có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ, cải chính thông tin sai sự thật.

Thứ ba, thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

Thứ 4, trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

Thứ 5, Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

3. Xử lý xúc phạm danh dự nhân phẩm.

Thứ nhất: Xử lý hành chính,

Theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đìnhĐiều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Thứ hai: Xử lý Dân sự,

Theo quy định Bộ luật Dân sự tại Điều 584 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

  • Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

4. Xử lý hình sự xúc phạm danh dự nhân phẩm.

Theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) tại Điều 155 quy định về tội làm nhục người khác như sau:

  • Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

5. Kết luận bảo vệ danh dự nhân phẩm là gì.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về bảo vệ danh dự nhân phẩm là gì và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến bảo vệ danh dự nhân phẩm là gì. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về bảo vệ danh dự nhân phẩm là gì đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về bảo vệ danh dự nhân phẩm là gì thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo