Bao nhiêu tuổi được đăng ký tạm trú? Giải đáp thắc mắc

Đăng ký tạm trú là một thủ tục do Nhà nước ban hành, có vai trò như một biện pháp để Nhà nước quản lý hiệu quả dân cư, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Việc đăng ký tạm trú được thực hiện phổ biến và gần như không còn xa lạ gì với người dân. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thắc mắc bao nhiêu tuổi được đăng ký tạm trú? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu và phân tích rõ hơn.

1. Đăng ký tạm trú là gì?

Theo Luật cư trú năm 2020:
  • Khoản 9 Điều 2 đã quy định: “Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sng trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.”
  • Bên cạnh đó, Điều 12 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên: Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.”
  • Ngoài ra, theo Điều 27 quy định công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Như vậy, đăng ký tạm trú là một trong các thủ tục đăng ký cư trú nhằm thông báo sự lưu trú, khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú tại một nơi trong thời gian nhất định. 
Print
Bao nhiêu tuổi được đăng ký tạm trú

2. Bao nhiêu tuổi được đăng ký tạm trú?

Pháp luật không quy định về độ tuổi được đăng ký tạm trú, hay nói cách khác, mọi đối tượng, mọi công dân, không phân biệt về độ tuổi đều được đăng ký tạm trú. Tuy nhiên, đối với hồ sơ, thủ tục khi đăng ký tạm trú cho trẻ chưa thành niên so với người đã thành niên có những khác biệt nhất định.

3. Hồ sơ đăng ký tạm trú

3.1. Đối với trẻ chưa thành niên

Hồ sơ gồm:
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu). Trong phiếu báo phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ chưa thành niên, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp được pháp luật quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP gồm nhưng giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai; Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật.
  • Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. 
  • Xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú.

3.2. Đối với người thành niên

Hồ sơ gồm:
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu). 
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp được pháp luật quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP gồm nhưng giấy tờ như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai; Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật.
  • Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. 
  • Xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để giải đáp cho câu hỏi bao nhiêu tuổi được đăng ký tạm trú?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo