Bạo lực học đường ở Nhật như thế nào? [Cập nhật 2023]

Theo điều tra của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT), có 8 nhóm hành vi bị xếp vào vấn nạn học đường tại Nhật Bản trong năm 2016, gồm: bạo lực, bắt nạt (không sử dụng bạo lực nhưng gây ra các thương tổn về thể chất dạng nhẹ và tinh thần), nạn nhân nghỉ học, nghỉ học dài ngày, bỏ học ngang, tự sát, cần tham vấn tâm lý.Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Bạo lực học đường ở Nhật như thế nào? [Cập nhật 2023]. Mời khách hàng cùng theo dõi.

Ban Hieu Nhu The Nao Ve Bao Luc Hoc Duong.1599106814
Bạo lực học đường ở Nhật như thế nào?

1. Bạo lực học đường ở Nhật có đặc điểm gì ?

Đọc đến đây, chắc bạn sẽ thắc mắc bạo hành, hiếp đáp, hội đồng, đánh tập thể thì đâu phải ở Nhật mới bị, mà nước nào chẳng có, Việt Nam mình cũng đầy ra đó, nên có gì đâu mà đặc biệt nhỉ???

Vâng, giống thì có giống, nhưng có khác ở chỗ là ở chỗ tâm sinh lý của người Nhật không giống người khác. Do vậy ngoài chuyện bị bạn bè hiếp đáp về mặt thể chất, các em học sinh ở Nhật còn bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý đến mức dai dẳng, triền miên thành  chứng bệnh nội tâm nan y !

Còn hình thức hiếp đáp thì cũng không chỉ đơn giản là bị đánh hội đồng một, hai lần là xong. Nghiêm trọng hơn khi nhiều học sinh bị bạn bè của mình đánh đập, dằn vặt, chưởi bới hằng ngày !

Ví dụ như trong trường hợp gần đây khi em học sinh bị bạn bè Ijime (bạo hành trong tiếng Nhật) đến mức độ phải tự sát. Cảnh sát điều tra và phát hiện ra rằng hằng ngày em đến trường đều bị nhóm bạn đánh đập, phá xe đạp hay tàn nhẫn hơn là lôi lên ban công rồi kêu mày nên chết đi rồi bắt nhảy xuống…Và kết quả là … !

2. Ai sẽ dễ trở thành nạn nhân bạo lực học đường ở Nhật ?

Vậy ai sẽ là những đối tượng dễ bị bạn bè Ijime??? Tất nhiên trường hợp dễ nghĩ ra nhất đó là những người Yếu đuối. Và trường hợp nữa đó là những người Khác với tập thể!!!

Khác ??? Không biết khi đọc đến đây thì các bạn có đặt trong đầu 1 dấu chấm hỏi to đùng như mình không! Khác là Khác làm sao ! !!!!

Nước Nhật vốn được biết đến như 1 quốc gia có lối suy nghĩ “Island Mentality“, có nghĩa là lối suy nghĩ mang tính chất quần đảo, đồng nhất và rất giống nhau.

Có câu chuyện kể vui như thế này người Nhật suy nghĩ và hành động giống nhau đến mức khi kêu họ vẽ hình con búp bê thì cách họ vẽ cũng giống nhau!

Do vậy, trong đất nước mà ai cũng giống nhau như thế thì những ai lỡ có cái gì khác với tập thể thì cũng sẽ bị xem như cái tội, bị cô lập và xa lánh. Và những ai vừa Yếu và Khác thì không chỉ đơn giản bị xa lánh mà còn bị hiếp đáp và bạo hành !

Mức độ của chữ Khác tăng theo cấp bậc, ví dụ như khuôn mặt hơi Xấu hơn mức bình thường cũng bị xem là Khác, tính cách hơi bị trầm lặng, ít nói và giao du với bạn bè cũng bị xem là Khác …

3. Nguyên nhân từ phía nhà trường

Hệ thống giáo dục Nhật Bản quá chú trọng vào học lực và thành tích đã góp phần tạo ra một thế hệ trẻ luôn phải sống trong bầu không khí căng thẳng và ức chế. Với đặc trưng chú trọng điểm số và nhồi nhét kiến thức, các trường học tại Nhật vô hình chung đã xem thành tích là thước đo chính để đánh giá một đứa trẻ. Không khí nhà trường nhanh chóng trở nên ngột ngạt, gây áp lực không chỉ cho đứa trẻ mà ngay cả với các giáo viên đứng lớp. Hậu quả là giáo viên và học sinh đều bận rộn với lịch dạy và lịch học dày đặc, thiếu thời gian giao lưu và trao đổi về các vấn đề xảy ra trong đời sống.

Khi không đáp ứng được các mục tiêu thành tích, trẻ dễ rơi vào mặc cảm tự ti, chán chường. Để giải tỏa, trẻ đưa mình thành nạn nhân của các vụ bắt nạt hoặc tệ hơn là tự đứng ra châm mồi cho các vụ bắt nạt đó.

. Nguyên nhân từ gia đình và xã hội

Nhật Bản là một xã hội công nghiệp có cường độ làm việc rất cao. Điều này khiến Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới với các vụ “Karoshi” - đột tử vì lao động quá sức, hay Jisatsu - tự sát do trầm cảm. Song song đó là tình trạng già hóa dân số và sự gia tăng các gia đình hạt nhân, khiến trẻ dần mất đi cơ hội giao lưu trò chuyện với chính những người thân trong gia đình. Đồng thời, trẻ cũng gián tiếp phải chịu các hệ quả không nhỏ từ chính cha mẹ - nạn nhân của cỗ máy công nghiệp Nhật Bản.

Cuộc sống ở Nhật Bản khá đắt đỏ, do đó, nếu không tuân thủ một chế độ làm việc nghiêm ngặt, phụ huynh khó có thể đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Sống trong bầu không khí ngột ngạt và luôn căng thẳng đó, trẻ dễ trở thành những phiên bản thế hệ F2 của cha mẹ, lúc nào cũng “vội vội vàng vàng, thiếu thời giờ, nhịp sinh hoạt hối hả, tinh thần ức chế và không hiểu được cảm giác ung dung và thảnh thơi, tinh thần nhàn hạ. Hậu quả là trẻ dễ nổi nóng, bị kích động, quá khích và phải tìm mọi cách để giải tỏa.

Nguyên nhân từ chính bản thân trẻ

Sự thất bại trong các mối quan hệ tại trường học, khả năng giao tiếp kém cỏi, cá tính mạnh… khiến trẻ không bắt nhịp hoặc hòa đồng được với các hoạt động của nhà trường…

Những nỗ lực của chính phủ Nhật Bản

Nhật Bản đã và đang thực hiện nhiều nỗ lực để tạo ra một “bộ hãm” cho thực trạng bắt nạt trong nhà trường. Trong đó, có thể kể đến các nỗ lực xây dựng một cơ chế phối hợp giữa gia đình và nhà trường, chú trọng tuyên truyền về tệ nạn bắt nạt học đường, trao đổi thông tin chặt chẽ trong đội ngũ giáo viên để nhanh chóng phát hiện và hỗ trợ kịp thời ngay khi phát hiện các dấu hiệu sớm của hiện tượng bắt nạt; sâu sát các hoạt động sinh hoạt, mối quan hệ của trẻ; xây dựng các chương trình tư vấn tâm lý và hỗ trợ, giúp đỡ gia đình trong việc xây dựng văn hóa giáo dục tại nhà.

Tuy nhiên, nếu những nguyên nhân cốt lõi nằm ngay trong hệ thống giáo dục hay cơ chế vận hành của xã hội vẫn như cũ thì có lẽ phải mất một khoảng thời gian rất dài, Nhật Bản mới có đủ khả năng để giải quyết vấn đề này.

Tất nhiên, những nỗ lực trước mắt của chính phủ và gia đình, tuy cũng rất quan trọng nhưng chỉ mới chạm đến bề nổi của vấn đề. Cần một sự phối hợp trên bình diện tổng thể và sâu rộng, tập trung và triệt để giữa nhà trường – gia đình và xã hội mới thực sự đem lại những bước chuyển ngoạn mục và thực chất, góp phần trả lại bầu không khí tươi vui và hứng khởi cho môi trường học đường. Có lẽ đó mới là cách tốt nhất để dần đẩy lùi tình trạng bắt nạt học đường tại Nhật Bản.

Quý khách hàng có thể sẽ quan tâm: Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 số 48/2010/QH12

Có thể bạn quan tâm: Thông tư 10/2017 hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo