Bạo lực học đường là gì? (Cập nhật 2024)

Giáo dục sẽ quyết định một đất nước tồn vong hay phát triển, là cái nôi sinh ra và ảnh hưởng cực kỳ lớn đến tinh cách của thế hệ trẻ tương lai. Thực tế là trong giáo dục còn rất nhiều vấn đề vẫn đang diễn ra và khó có thể khắc phục như Bạo lực học đường. Vậy bạo lực học đường là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Cổng thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bắc Kạn

1. Khái niệm Bạo lực học đường là gì?

Bạo lực là việc sử dụng sức mạnh thể chất để thực hiện hành vi như: Đánh đập thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm,… tác động đến thân thể của một người khiến họ bị tổn thương về mặt thể chất và tinh thần.

Học đường là môi trường, không gian sinh hoạt, học tập của các đối tượng là học sinh, sinh viên. Tại đây học sinh, sinh viên sẽ được nhà trường đào tạo, giảng dạy những kiến thức văn hóa xã hội và rèn luyện thể lực,… để trở thành một người có ích cho xã hội.

Như vậy, Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học mà đối tượng gánh chịu chủ yếu là các học sinh và sinh viên.

bao-luc hoc đường

4. Các  hành vi bạo lực học đường phổ biến

– Hình vi đánh nhau giữa học sinh với học sinh với nhau, mang vũ khí đến trường hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường;

– Bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói;

– Bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục mà đối tượng gánh chịu là học sinh, sinh viên;

– Cách hình vi khác.

5. Thực trạng của bạo lực học đường hiện nay tại Việt Nam:

Hiện nay theo thống kê của các nhà nghiên cứu thì Việt Nam đang là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường và đang có dấu hiệu gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Những vụ bạo lực học đường không chỉ gia tăng về số lượng mà còn gia tăng về mức độ nguy hiểm của nó.

Đáng chú ỳ là những hành vi bạo lực học đường chủ yếu bắt nguồn từ những xô xát rất nhỏ nhặt nhưng lại trở thành nghiêm trọng. Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xuất hiện ở một cá nhân, một trường hợp mà đã lan rộng đến môi trường của nhiều trường học và mọi nơi từ nông thôn cho đến thành thị.

Về đối tượng của bạo lực học đường cũng có sự đa dạng và phức tạp, diễn ra tại các cấp bậc từ tiểu học cho đến đại học. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở những đối tượng là nam giới mà còn cả ở nữ giới (Đặc biệt đối với cấp bậc THCS và THPT) ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.

Theo một số thông tin, dữ liệu của Bộ giáo dục và đào tạo, trung bình chỉ trong khoảng thời gian một năm học xuất hiện khoảng 1600 vụ bạo lực học đường trong phạm vi trong và ở ngoài nhà trường. Theo thống kê này thì cứ khoảng 5200 học sinh thì lại có 1 vụ đánh nhau và khoảng 11000 học sinh lại có một em phải nghỉ học vì đánh nhau.

Trong đó thì có hơn 75% các trường hợp bạo lực có đối tượng là ở học sinh và sinh viên. Hiện nay thì tình trạng này đang có dấu hiệu trẻ hóa và mức độ ngày càng nghiêm trọng.

6. Các nguyên nhân tác động trực tiếp và gián tiếp 

Nguyên nhân có thể tác động đến hành vi bạo lực học đường của các học sinh có thể do xuất phát từ môi trường gia đình, môi trường nơi sinh sống hay môi trường tại học đường.

+ Môi trường gia đình: Môi trường gia đình được cho là yếu tố chính góp phần vào bạo lực học đường. Một số nghiên cứu chó rằng, tiếp xúc lâu dài với bạo lực súng đạn, nghiện rượu của cha mẹ, bạo lực gia đình, lạm dụng thể xác trẻ em và lạm dụng tình dục trẻ em vô tình dạy cho trẻ em rằng các hoạt động tội phạm và bạo lực đều được chấp nhận. quanh đó đó, sự kỷ luật của cha mẹ khắc nghiệt thái quá đối với con cái của mình cũng có liên quan đến mức độ hung hăng cao hơn trong thanh thiếu niên. Có một số bằng chứng chỉ ra rằng việc tiếp xúc với bạo lực trên truyền hình, các trò chơi, video bạo lực có liên quan đến sự hung hăng gia tăng ở trẻ em, do đó, có thể mang đến trường để áp dụng.

+ Môi trường nơi sinh sống: Các khu phố và cộng đồng cung cấp bối cảnh cho bạo lực học đường. Các cộng đồng có tỷ lệ tội phạm và sử dụng ma túy cao dạy cho thanh thiếu niên những hành vi bạo lực được đưa vào trường học. Trẻ em trong các khu phố bạo lực có xu hướng nhận thức rằng cộng đồng của chúng có rủi ro và những cảm giác dễ bị tổn thương này mang đến môi trường học đường.

+ Môi trường học đường: Nghiên cứu vừa rồi cho thấy môi trường học đường với bạo lực học đường có sự liên kết với nhau. Các cuộc tấn công nhắm vào giáo viên có liên quan đến tỷ lệ giáo viên nam cao hơn. Nói chung, dân số nam lớn, cấp lớp cao hơn, tiền sử có vấn đề kỷ luật cao ở trường, tỷ lệ học sinh cao đến giáo viên và vị trí đô thị có liên quan đến bạo lực trong trường học. Ở sinh viên, kết quả học tập có liên quan nghịch đảo đến hành vi chống đối xã hội. Việc thiếu gắn bó với trường học có liên quan đến việc tăng nguy cơ chống lại xã hội.

7. Giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường

Một là, nhà trường cần có biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức của các em học sinh về hành động, hậu quả của hành động bạo lực. Với những học sinh cá biệt, có biểu hiện “đầu gấu” thì phải khoanh vùng, phối hợp cùng gia đình uốn nắn, giúp đỡ các em, lôi kéo các em vào các phong trào của lớp, tạo sân chơi lành mạnh làm cho các em đỡ nhàm chán.

Hai là, các gia đình cần nhìn nhận lại cách giáo dục con trẻ, cần quan tâm tìm hiểu xem trẻ nghĩ gì, cần gì, xử sự như thế nào với bạn bè; cha mẹ hãy là bạn đồng hành với con cái, không nên tạo cho con cái một vỏ bọc quá cứng nhắc sẽ gây tâm lý ỷ lại, dựa dẫm, chơi bời, hưởng thụ; cần có thái độ phê phán, lên án những hành vi thô bạo và có những biện pháp xử lý có tính chất răn đe để làm gương cho người khác.

Ba là, nhà trường cần chủ động trao đổi thông tin với gia đình các em học sinh và chính quyền địa phương để nắm tình hình, quản lý và giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc diễn biến tư tưởng của học sinh, không để các hành vi tiêu cực, bạo lực xảy ra. Cần chú trọng việc dạy các môn học giáo dục công dân, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, trang bị cho học sinh nhận thức đúng đắn để các em có hành động đẹp, biết yêu thương, tôn trọng bạn bè.

Bốn là, cả hệ thống chính trị cần nhận thức đúng đắn vai trò trách nhiệm của mình trong giải quyết vấn nạn bạo lực học đường, phát huy hết vai trò của mình trong công tác phòng ngừa tình hình bạo lực học đường, chủ động sử dụng tốt biện pháp vận động quần chúng, tăng cường tuyên truyền, vận động tại các khu dân cư, khi phát hiện mâu thuẫn cần kịp thời ngăn chặn, không để gây hậu quả xấu

Trên đây là các thông tin về Bạo lực học đường  mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo