Bảo lãnh dự thầu được hiểu là việc nhà thầu hay nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp như ký quỹ, đặt cọc hoặc nộp thư bảo lãnh của các tổ chức tín dụng hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để đảm bảo trách nhiệm dự thầu của các nhà thầu hay nhà đầu tư trong một thời gian xác định. Vậy loại bảo lãnh này có gì khác bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau: So sánh bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Thế nào là Bảo đảm dự thầu và Bảo đảm thực hiện hợp đồng ?
- Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng của nhà thầu.
Quy định pháp luật về bảo lãnh dự thầu
Giá trị bảo lãnh dự thầu
- Giá trị bảo đảm để dự thầu đối với lựa chọn nhà thầu được quy định rõ trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức đã xác định từ 1% đến 3% giá trị gói thầu căn cứ theo quy mô và tính chất của từng gói cụ thể.
- Giá trị bảo lãnh dự thầu đối với lựa chọn nhà đàu tư sẽ được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 0.5% đến 1.5% tổng mức đầu tư được căn cứ theo quy mô hay tính chất của từng dự án cụ thể.
- Giá trị bảo lãnh dự thầu đối với các gói thầu có quy mô nhỏ thì được xác định ở mức cụ thể từ 1% – 5% giá trị gói thầu.
Các trường hợp không được hoàn trả bảo lãnh dự thầu như sau:
- Nhà đầu tư hoặc nhà thầu rút hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất thời điểm đóng thầu trong thời gian hồ sơ dự thầu và hồ sơ đề xuất có hiệu lực.
- Nhà đầu tư hoặc nhà thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu.
- Nhà đầu tư hoặc nhà thầu không thực hiện các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng.
- Từ chối hoặc không tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng.
Các biện pháp bảo lãnh dự thầu theo quy định
Theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013 thì các biện pháp bảo lãnh dự thầu được quy định bao gồm: ký quỹ, đặt cọc, nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tại Khoản 1, Mục 9 Chương I, Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh ban hành kèm theo, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo một trong các hình thức: thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc.
Trong trường hợp sử dụng thư bảo lãnh phải đảm bảo đúng theo mẫu thư bảo lãnh dành cho nhà thầu độc lập hoặc Mẫu thư bảo lãnh dành cho nhà thầu liên danh hoặc Mẫu thư bảo lãnh khác nhưng phải bao gồm đầy đủ nội dung cơ bản của bảo lãnh dự thầu. Đối với hình thức đặt cọc là việc thực hiện bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt hoặc bằng séc
Bảo đảm dự thầu được thực hiện bằng 3 hình thức đó là đặt cọc, ký quỹ và bảo lãnh. Xét về tính chất của loại bảo đảm dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa thì có thể phân thành bảo đảm dự thầu được thực hiện bằng tài sản (đặt cọc, ký quỹ) và bảo đả dự thầu được thực hiện bằng hành vi (bảo lãnh). Với biện pháp bảo đảm dự thầu được thực hiện bằng tài sản thì buộc bên dự thầu phải có một tài sản nào đó nhất định để đưa ra cam kết, như: tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác. Đối với bảo đảm dự thầu được thực hiện bằng hành vi (bảo lãnh), thì bên dự thầu không cần có tài sản mà việc bảo đảm này sẽ được được xác lập dựa trên cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba đó là bên bảo lãnh.
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, tài sản đặt cọc có thể là một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác, nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu và bảo đảm phù hợp với xu thế “thanh toán không tiền mặt”, trong Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐTquy định chi tiết về lập Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa đã hướng dẫn nhà thầu nộp BĐDT theo hình thức đặt cọc bằng séc, không yêu cầu nhà thầu nộp bằng tiền mặt.
So sánh Bảo đảm dự thầu và Bảo đảm thực hiện hợp đồng:
Điểm giống nhau :
- Đều là hình thức bảo đảm bắt buộc đối với nhà thầu, nhà đầu tư khi tham gia đấu thầu.
- Thực hiện 1 trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài để bảo đảm thực hiện trách nhiệm của mình.
- Bên dự thầu không nhận lại được tiền bảo hiểm nếu như vi phạm 1 trong các quy định của Luật Đấu thầu.
Điểm khác nhau:
Tiêu chí | Bảo đảm dự thầu | Bảo đảm thực hiện hợp đồng |
1. Mục đích | Để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. | Để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư. |
2. Thời gian thực hiện | Thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu.Trong trường hợp đấu thầu 2 giai đoạn: Thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn 2. | Thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực (K2 Đ66 LĐT) |
3. Giá trị bảo đảm | Theo Khoản 3 Điều 11 Luật đấu thầu năm 2013 :
- Đối với lựa chọn nhà thầu: từ 1%- 3% giá gói thầu - Đối với nhà đầu tư: từ 0,5%-1,5% tổng mức đầu tư |
Theo Khoản 3 Điều 66 LĐT 2013:
- Đối với lựa chọn nhà thầu: từ 2%- 10% giá trúng thầu. - Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng (K4 Đ16 NĐ 37/2015 quy định chi tiết về HĐ xây dựng). |
4. Trách nhiệm hoàn trả hoặc gải tỏa bảo đảm | - Bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu , nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời gian nhưng không quá 20 ngày, kể từu ngày kết quả lựa chọn nhà thầu , nhà đầu tư được phê duyệt. | - Hoàn trả sau khi bên nhận thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng. |
5. Trường hợp áp dụng | - Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp.
- Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư. (K1 Đ11 LĐT 2013) |
- Được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.
(K1 Đ66 LĐT 2013) |
Nội dung bài viết:
Bình luận