Bảo hiểm y tế là gì?

Bạn đang tìm hiểu Bảo hiểm y tế là gì? nhưng gặp nhiều rắc rối? Bạn đang muốn làm bảo hiểm y tế để bảo vệ quyền lợi của mình? Đừng lo lắng mọi quan tâm và thắc mắc của bạn sẽ được Công ty luật ACC giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý chúng tôi tự tin có thể giải đáp được các vấn đề của bạn. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

bao-hiem-y-te_1205081545

Bảo hiểm y tế là gì?

1. Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế hay bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm toàn bộ hoặc một phần rủi ro mà một người phải chịu chi phí y tế. Cũng như các loại hình bảo hiểm khác, rủi ro này được nhiều cá nhân cùng chia sẻ với nhau.

2. Dịch vụ làm bảo hiểm y tế của ACC?

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe, nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.

3. Trình tự, thủ tục làm bảo hiểm y tế tại ACC

Bước 1: Đối với người tham gia BHYT lần đầu ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT (do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành) và Mẫu số 2 hoặc Mẫu số 3 ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 cho các nhóm đối tượng sau:

–  Người sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHYT cho người lao động quy định tại Điều 1 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018;

–  Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 15 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018;

– Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 1 Điều 1; khoản 13 Điều 3 và Điều 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 và theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

–  Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định của pháp luật, cơ quan BHXH căn cứ giấy ra viện do cơ sở KCB nơi người hiến bộ phận cơ thể cấp cho đối tượng này để cấp thẻ BHYT.

–  Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng quy định tại Điều 2; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16, 17 Điều 3; các khoản 1, 2, 4 Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018.

Bước 2: Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện kiểm tra, nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT., Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 và ký nhận (vào ô người tiếp nhận hồ sơ).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức BHYT phải chuyển thẻ BHYT cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia BHYT.

4. Hồ sơ làm bảo hiểm y tế tại ACC

Để làm bảo hiểm y tế thì bạn cần chuẩn bị các tài liệu được liệt kê dưới đây:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT của tổ chức, cá nhân đối với người tham gia BHYT và Danh sách đối tượng tham gia BHYT của tổ chức, cá nhân lập theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018.

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT của người tham gia BHYT theo hộ gia đình và Danh sách thành viên hộ gia đình tham gia BHYT lập theo Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018.

– Giấy tờ tùy thân của người đăng ký làm bảo hiểm y tế

– Giấy ủy quyền (nếu có) trong trường cá nhân ủy quyền cho người thứ 3 thay mặt và đại diện đăng ký làm bảo hiểm y tế

5. Đối tượng có thể sử dụng dịch vụ làm bảo hiểm y tế

Công dân Việt Nam, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Người nước ngoài, Cán bộ, công chức, viên chức, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Hợp tác xã

6. Câu hỏi có liên quan đến dịch vụ làm bảo hiểm y tế 

Có thể gia hạn online thanh toán trực tuyến mà không ra ubnd để đóng tiền có được không?

Hiện nay, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai các dịch vụ nộp tiền trực tuyến. Phương thức nộp tiền BHYT được triển khai trên phần mềm thiết bị di động và trên website của Ngân hàng BIDV. Người tham gia chuyển tiền qua ứng dụng trực tuyến xong thì thẻ BHYT sẽ được gia hạn trên hệ thống.

Sử dụng 2 thẻ BHYT có được không?

Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng  quyền lợi cao nhất”. => Như vậy, bạn không thể cùng một lúc sở hữu và sử dụng đồng thời 2 thẻ bảo hiểm y tế.

Quên thẻ BHYT có được khám chữa bệnh hay không?

Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1088 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo