Học sinh là những mầm non tương lai của tổ quốc. Hiện nay, nhà nước Việt Nam có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, chẳng may không được đầy đủ như những bạn cùng trang lứa khác được đi học, được hưởng các chế độ ưu đãi trong các lĩnh vực như là bảo hiểm y tế. Vậy bảo hiểm y tế học sinh là gì? Bảo hiểm y tế học sinh khuyết tật có gì khác so với bình thường không? Bài viết dưới đây của ACC sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho quý bạn đọc.
Bảo hiểm y tế học sinh
1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế học sinh
Tất cả học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đều là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế, trừ khi học sinh sinh viên đã có thẻ bảo hiểm y tế theo nhóm khác.
2. Học sinh khuyết tật có phải tham gia đóng thẻ bảo hiểm y tế học sinh không?
Căn cứ Khoản 6 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP thì đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
” Điều 5. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.”
Tuy nhiên, cũng tại Điều 9 của Nghị định này quy định đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí bao gồm: người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng.
Căn cứ Điểm g Khoản 3 và Điểm b Khoản Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do nhà nước đóng như sau:
- Khoản 3 Điều 12: Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
- Khoản 4 Điều 12: Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
- Học sinh, sinh viên.
Đồng thời, căn cứ Khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 trên thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12.
Như vậy, nếu học sinh bị khuyết tật nặng thì xếp theo thứ tự tại điều 12 sẽ tham gia bảo hiểm y tế dành cho người khuyết tật và do ngân sách nhà nước đóng, còn trong trường hợp học sinh bị khuyết tật nhẹ thì sẽ tham gia đóng bảo hiểm y tế học sinh.
3. Mức đóng thẻ bảo hiểm y tế học sinh
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh là 4.5% mức lương cơ sở. Và theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 30% mức đóng bảo hiểm y tế. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000/tháng. Như vậy, cá nhân học sinh sinh viên cần đóng 70% tương đương với 46.935 đồng/tháng. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% tương đương với 20.115 đồng/tháng.
4. Phương thức đóng thẻ bảo hiểm y tế học sinh
Học sinh sinh viên đóng phí BHYT theo phương thức 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng.
Mức tiền đóng cụ thể tùy thuộc thời gian đăng ký tham gia. Nếu thời gian đăng ký tham gia 01 năm (12 tháng), số tiền thuộc phần trách nhiệm đóng của HSSV là 563.220 đồng.
Bắt đầu từ năm học 2021-2022, cơ quan BHYT thực hiện thu bảo hiểm y tế học sinh theo năm tài chính, tức là thẻ BHYT được cấp hằng năm cho học sinh, sinh viên có giá trị từ ngày 01/01 cho đến 31/12. Do đó, năm học này ngoài phương thức đóng 6 tháng, học sinh có thể đăng ký tham gia theo 2 phương thức sau:
+ Đăng ký tham gia 3 tháng (tháng 10-12/2021): số tiền thuộc trách nhiệm đóng của học sinh sinh viên là 140.805 đồng.
+ Đăng ký tham gia 15 tháng (3 tháng năm 2021 và 12 tháng năm 2022) thì số tiền thuộc trách nhiệm đóng của học sinh là 704.025 đồng.
- Một số trường hợp đặc biệt thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng cụ thể như sau:
+ Đối với học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01/10 của năm học;
+ Đối với học sinh lớp 12: Thẻ sẽ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/09 của năm học.
5. Mức hưởng của thẻ bảo hiểm y tế học sinh
Mức hưởng của thẻ bảo hiểm y tế học sinh được quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2014, theo đó mức hưởng là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi bảo hiểm y tế chi trả khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến.
Trường hợp khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT hoặc khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu nhưng không thực hiện đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh theo quy định, học sinh tự thanh toán chi phí với cơ sở khám chữa bệnh, sau đó tập hợp hồ sơ, chứng từ và thanh toán trực tiếp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội theo mức hưởng quy định tại Điều 30 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ.
Trên đây là toàn bộ bài viết của ACC về bảo hiểm y tế học sinh cũng như chế độ bảo hiểm dành cho học sinh khuyết tật. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.
Bình luận