Bảo hiểm y tế có bắt buộc không? Quy định và đối tượng tham gia [2024]

Tham gia BHYT không chỉ được hỗ về chi phí khám chữa bệnh mà ngay từ khi mua thẻ người dân đã được hỗ trợ kinh phí để mua thẻ bảo hiểm. Cùng với việc cấp BHYT cho người nghèo, cho đối tượng người có công, đối tượng bảo trợ xã hội thì việc hỗ trợ BHYT cho người dân là một chính sách xã hội quan trọng, thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta. Nhưng có một số người vẫn còn thắc mắc là Bảo hiểm y tế có bắt buộc không, Quy định và đối tượng tham gia là gì, hãy cung tham khảo dưới bài viết của công ty Luật ACC nhé:

Bảo hiểm y tế có bắt buộc không? Quy định và đối tượng tham gia

1. Bảo hiểm y tế là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014:

- Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

- Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.

2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế hiện nay có 2 loại là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện. Đối với bảo hiểm y tế bắt buộc gồm có các nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế theo Điều 12 Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau:

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;

Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;

Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình; trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 điều này.

3. Bảo hiểm y tế có bắt buộc không?

Những đối tượng không thuộc một trong những trường hợp mục 2 thì việc tham gia bảo hiểm y tế dựa trên sự tự nguyện.

BHYT tự nguyện là hình thức bảo hiểm được nhà nước tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận, áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, do người dân tự nguyện tham gia.

Căn cứ theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì những đối tượng không thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc mới được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

Có thể thấy, việc tham gia bảo hiểm y tế là không hoàn toàn bắt buộc trừ những người thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc như đã nêu trên.

Tuy nhiên, thực tế BHYT mang đến rất nhiều lợi ích cho người tham gia, đặc biệt là khi ốm đau, bệnh tật… Để bảo vệ, chăm lo sức khỏe cũng như tiết kiệm chi phí khi ốm đau và hưởng những quyền lợi BHYT mang lại cho bản thân và gia đình, người dân nên tham gia BHYT một cách tự nguyện.

4. Mức đóng bảo hiểm y tế 

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014, Nghị định 105/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về mức đóng bảo hiểm y tế bao gồm:

Mức đóng BHYT thuộc nhóm 3 đối tượng 

Đối với 3 nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do Quỹ bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do ngân sách Nhà nước đóng thì mức đóng BHYT là 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.

Mức đóng nhóm hộ gia đình

  1. Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
  2. Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
  3. Người thứ 3  đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
  4. Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
  5. Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Nhóm do Ngân sách nhà nước đóng:

  1. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo =>  Mức hỗ trợ tối thiểu là 70% TLCS
  2. Học sinh, sinh viên. =>  Mức hỗ trợ tối thiểu là 30% TLCS.
  3. Hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình. =>  Mức hỗ trợ tối thiểu là 50% TLCS.

5. Những quyền lợi khi tham gia BHYT

- Những người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được nhận những quyền lợi sau theo quy định của luật bảo hiểm y tế:
Được cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế sau khi đóng bảo hiểm y tế
- Được lựa chọn cơ sở y tế thuận lợi gần với nơi ở hoặc nơi công tác theo hướng dẫn của cơ quan Bảo hiểm xã hội để đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu. Ngoài ra, người tham gia còn được đổi nơi đăng ký ban đầu vào mỗi quý.
- Được khám chữa bệnh và được cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán chi trả một phần một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh tùy vào từng đối tượng và tình hình bệnh tật của người tham gia theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:
- 100% chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng:
Trẻ em dưới 6 tuổi, người có công với cách mạng, người đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
Đối tượng khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã. Các trường hợp có tổng chi phí khám chữa bệnh trong 1 lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở.
Đối tượng tham gia BHYT liên tục 5 năm trở lên tính từ thời điểm đi KCB đúng tuyến và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB BHYT lũy kế trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
- 95% cơ sở khám chữa bệnh đối với những đối tượng:
Người đang hưởng lương hưu, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. Người thuộc hộ gia đình nghèo.
Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và thân nhân của liệt sỹ.
80% chi phí khám chữa bệnh áp dụng cho những đối tượng tham gia BHYT không thuộc những đối tượng trên.
Được cơ quan Bảo hiểm y tế, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và các cơ quan có liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ BHYT.
Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về "Bảo hiểm y tế có bắt buộc không? Quy định và đối tượng tham gia" đầy đủ và chi tiết nhất. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách còn thắc mắc hay quan tâm đến vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Hi vọng với những kiến thức về pháp lý và những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Xin chân thành cảm ơn.

Gmail: [email protected]

Webside: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo