Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và quản lí nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cả cộng đồng xã hội, phục vụ mục đích chăm lo sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.
Bảo hiểm y tế thực chất là một nội dung của bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế có hai loại hình: bắt buộc và tự nguyện. Bảo hiểm y tế áp dụng bắt buộc đối với các đối tượng là cán bộ, công nhân, viên chức tại chức, hưu trí, nghỉ mất sức lao động thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội có hưởng lương từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp trong nước có thuê từ 10 lao động trở lên, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam.
Mức đóng bảo hiểm y tế do cơ quan, doanh nghiệp chỉ trả phần lớn (khoảng 2/3).
Tra cứu mã bảo hiểm y tế hộ gia đình
Tra cứu bảo hiểm y tế là cách nhanh nhất để biết được các thông tin về quá trình tham gia BHYT, thẻ và mã số thẻ BHYT cũng các quyền lợi về bảo hiểm y tế mà người tham gia có thể được hưởng. Bên cạnh đó, thay vì phải đến các trạm, điểm đại lý, thu BHYT để được hỗ trợ người tham gia có thể tra cứu thông tin về BHYT của cá nhân thông qua nhiều cách khác nhau. Vậy đó là những cách nào?
Hiện tại theo thống kê và tìm hiểu từ eBH có 5 cách tra cứu BHYT được sử dụng phổ biến nhất với các tiêu chí là đảm bảo các yếu tố nhanh chóng - chính xác và thuận tiện đối với người tra cứu. 5 cách tra bhyt đó là:
- Tra cứu căn cứ theo thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế định danh của cá nhân;
- Tra cứu qua chức năng "Tra cứu trực tuyến" của cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam;
- Tra cứu thông tin trên ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số;
- Tra BHYT bằng cách soạn tin nhắn theo cú pháp gửi 8079;
- Tra cứu bằng cách gọi điện đến số tổng đài hỗ trợ 1900 9068;
Như vậy với 5 cách trên người tham gia BHYT có thể tra cứu hầu như mọi thông tin BHYT của cá nhân tùy theo điều kiện và phương thức sẵn có. Chi tiết hướng dẫn thực hiện tra cứu BHYT sẽ được eBH chia sẻ ngay sau đây.
5 cách tra cứu bảo hiểm y tế nhanh nhất
Cách 1: Tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế
Tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng cách sử dụng thẻ BHYT của cá nhân tra cứu. Do đó, yêu cầu đối với cách tra cứu này là bạn cần phải có thẻ BHYT mang theo. Từ đó, căn cứ theo các thông tin được in trên thẻ có thể biết được nhiều thông tin khác nhau về số thẻ BHYT, mức hưởng BHYT, thời điểm hưởng BHYT 5 năm liên tục và giá trị sử dụng của thẻ BHYT... Cụ thể như sau:
1.1 Tra cứu mã số thẻ bảo hiểm y tế
Hiện nay người tham gia BHYT đang sử dụng song song 2 loại thẻ BHYT là thẻ BHYT mới được ban hành từ ngày 1/4/2021 và thẻ BHYT theo quy định cũ. Người tham gia BHYT có thể căn cứ vào thẻ BHYT được cấp để tra cứu các thông tin BHYT của mình về mã BHYT, mức hưởng, giá trị sử dụng của thẻ.
Tra cứu mã thẻ BHYT căn cứ vào thông tin mã thẻ BHYT in tại mặt trước của thẻ:
- Đối với thẻ BHYT mới: Mã thẻ BHYT mới gồm 10 ký tự là mã số BHXH được in trên mặt trước của thẻ.
- Đối với thẻ BHYT cũ: Mã thẻ BHYT là mã gồm 10 ký tự cuối trong dãy mã số thẻ BHXH.
1.2 Tra cứu mức hưởng bảo hiểm y tế
Để tra cứu mức hưởng BHYT người tham gia sẽ căn cứ vào thông tin của ký tự số được in tại mặt trước của thẻ BHYT.
- Đối với thẻ BHYT mới: mã mức hưởng BHYT được in 01 ký tự theo số thứ tự từ 1 đến 5 là ký hiệu mức hưởng của người tham gia BHYT.
- Đối với thẻ BHYT cũ: mã mức hưởng BHYT được in 01 ký tự, thể hiện ở ký tự thứ 3 (thuộc ô thứ 2) trong dãy mã số được ký hiệu bằng số từ 1 đến 5 là mức hưởng BHYT.
Căn cứ Quyết định 1351/QĐ-BHXH, tương ứng với từng ký tự, người tham gia BHYT sẽ được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) theo các mức sau:
- Ký hiệu bằng số 1: Được thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế (VTYT) và dịch vụ kỹ thuật (DVKT) theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán DVKT; chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
- Ký hiệu bằng số 2: Được thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, VTYT và DVKT theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
- Ký hiệu bằng số 3: Được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, VTYT và DVKT theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở.
- Ký hiệu bằng số 4: Được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, VTYT và DVKT theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); 100% chi phí KCB tại tuyến xã và chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% tháng lương cơ sở.
- Ký hiệu bằng số 5: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB, kể cả chi phí KCB ngoài phạm vi được hưởng BHYT; chi phí vận chuyển.
Lưu ý: Trên thẻ BHYT ký tự K1, K2, K3 được in trên thẻ BHYT thể hiện khu vực nơi người tham gia BHYT sinh sống. Khi tự đi KCB không đúng tuyến, bệnh nhân có mã ký tự này được hưởng 100% chi phí KCB BHYT do quỹ BHYT thanh toán đối với các tuyến huyện, điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương mà không cần giấy chuyển tuyến.
- Ký hiệu K1: mã khu vực nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật.
- Ký hiệu K2: mã khu vực nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
- Ký hiệu K3: mã khu vực nơi người dân sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của pháp luật.
1.3 Tra cứu giá trị sử dụng của thẻ BHYT
Để tra cứu giá trị sử dụng của thẻ BHYT bạn cần căn cứ vào thông tin in tại mặt trước của thẻ. Cụ thể như trong hình sau:
Tại thẻ BHYT sẽ ghi rõ giá trị sử dụng của thẻ từ ngày nào và thời điểm đủ 5 năm liên tục. Trên thẻ BHYT giấy nếu không ghi thời hạn sử dụng của thẻ BHYT thì khi gia hạn thẻ có thể tiếp tục sử dụng thẻ cũ mà không cần đổi thẻ mới.
Cách 2: Tra cứu bảo hiểm y tế bằng CMND
Cách 3: Tra cứu bảo hiểm y tế trên VssID
VssID là ứng dụng bảo hiểm xã hội số của BHXH Việt Nam trên nền tảng thiết bị di động. Do đó, bạn có thể tải ứng dụng VssID và cài đặt trên điện thoại cá nhân. Với ứng dụng này bạn có thể dễ dàng cập nhật các tin tức trong lĩnh vực bảo hiểm và tra cứu các thông tin BHYT, BHXH, BHTN... của cá nhân một cách dễ dàng và thuận tiện như: Cơ sở khám chữa bệnh; Đơn vị tham gia Bảo hiểm xã hội; Điểm thu, đại lý thu; Quá trình khám chữa bệnh BHYT; Các thông tin hưởng BHYT...
Tuy nhiên để có thể sử dụng ứng dụng này bạn cần có tài khoản BHXH để đăng nhập
Cách 4: Tra cứu bảo hiểm y tế bằng tin nhắn
Trung tâm Công nghệ thông tin (BHXH Việt Nam) bắt đầu thực hiện triển khai hệ thống tra cứu BHXH, BHYT qua tin nhắn qua đầu số 8079 từ ngày 01/08/2019. Theo đó các cá nhân, đơn vị tự tra cứu thông tin về BHXH, BHYT soạn tin theo cú pháp và gửi tin nhắn đến 8079 với phí dịch vụ tra cứu là 1.000 đồng/tin nhắn.
Cách 5: Tra cứu bhyt qua tổng đài 1900 9068
Trên đây là 5 cách tra cứu mã bảo hiểm y tế. Mọi thắc mắc xin liên hệ ACC để được giải đáp, tư vấn chi tiết
Nội dung bài viết:
Bình luận