An sinh xã hội là một trong những lĩnh vực có đối tượng thụ hưởng rất lớn liên quan đến quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân. Do vậy, an sinh xã hội góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội khi họ không may gặp phải những “rủi ro xã hội” hoặc các “biến cố xã hội” dẫn đến ngừng hoặc giảm thu nhập. Phương thức hoạt động của an sinh xã hội là thông qua các biện pháp công cộng tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội hướng tới sự hưng thịnh và hạnh phúc cho mọi người và cho xã hội. Tuy nhiên nhiều người lại chưa thực sự quan tâm về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về bảo hiểm xã hội luật an sinh thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
bảo hiểm xã hội luật an sinh
1. Khái niệm
Quan hệ pháp luật an sinh xã hội là những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực Nhà nước tổ chức, thực hiện các hình thức bảo vệ, trợ giúp cho các thành viên xã hội nhằm bảo đảm an toàn trong đời sống xã hội, được các quy phạm pháp luật an sinh xã hội điều chỉnh
2.Đối tượng nghiên cứu của an sinh xã hội
An sinh xã hội là nguyện vọng, ước muốn của mọi con người, mọi dân tộc, mọi thời đại và là sự tất yếu của xã hội. Các nhà nước tiến bộ, đặc biệt là nhà nước dân chủ, với tư cách là đại diện cho quyền lợi của nhân dân đã biết thể chế hoá nguyện vọng đó thành "pháp luật an sinh" và tạo cơ chế, chính sách, bộ máy Nhà nước quản lý và thực hiện an sinh xã hội, biến an sinh xã hội từ ước muốn của nhân dân thành "nền an sinh xã hội quốc gia" hay "hệ thống an sinh xã hội quốc gia". Như vậy, có thể thấy rõ rằng, phát triển hệ thống an sinh xã hội là một tất yếu của lịch sử xã hội loài người, mang tính khách quan, nhưng ở mỗi nước, mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, an sinh xã hội mang tính chất chủ quan, phản ánh đầy đủ, rõ nét, tập trung ý chí của giai cấp cầm quyền.
Tuy nhiên, lịch sử hình thành và phát triển của an sinh xã hội của nhiều nước trên thế giới thuộc nhiều chế độ xã hội khác nhau đã chứng minh rằng, an sinh xã hội của nước nào đó có bền vững hay không phụ thuộc nhiều vào tính khách quan của hệ thống pháp luật an sinh xã hội của nước đó. Nói cách khác, các cơ chế, chính sách, giải pháp an sinh xã hội tốt nếu chúng được xây dựng dựa trên những nền tảng của những quy luật khách quan của các khoa học tự nhiên, khoa học về sự tồn tại và phát triển của con người và khoa học xã hội; quy luật kinh tế - xã hội, chi phối hoạt động sống, hoạt động sản xuất và tiêu dùng, đầu tư và tích luỹ.
An sinh xã hội là nguyện vọng, ước muốn của mọi con người, mọi dân tộc, mọi thời đại và là sự tất yếu của xã hội. Các nhà nước tiến bộ, đặc biệt là nhà nước dân chủ, với tư cách là đại diện cho quyền lợi của nhân dân đã biết thể chế hoá nguyện vọng đó thành "pháp luật an sinh" và tạo cơ chế, chính sách, bộ máy Nhà nước quản lý và thực hiện an sinh xã hội, biến an sinh xã hội từ ước muốn của nhân dân thành "nền an sinh xã hội quốc gia" hay "hệ thống an sinh xã hội quốc gia". Như vậy, có thể thấy rõ rằng, phát triển hệ thống an sinh xã hội là một tất yếu của lịch sử xã hội loài người, mang tính khách quan, nhưng ở mỗi nước, mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, an sinh xã hội mang tính chất chủ quan, phản ánh đầy đủ, rõ nét, tập trung ý chí của giai cấp cầm quyền.
Tuy nhiên, lịch sử hình thành và phát triển của an sinh xã hội của nhiều nước trên thế giới thuộc nhiều chế độ xã hội khác nhau đã chứng minh rằng, an sinh xã hội của nước nào đó có bền vững hay không phụ thuộc nhiều vào tính khách quan của hệ thống pháp luật an sinh xã hội của nước đó. Nói cách khác, các cơ chế, chính sách, giải pháp an sinh xã hội tốt nếu chúng được xây dựng dựa trên những nền tảng của những quy luật khách quan của các khoa học tự nhiên, khoa học về sự tồn tại và phát triển của con người và khoa học xã hội; quy luật kinh tế - xã hội, chi phối hoạt động sống, hoạt động sản xuất và tiêu dùng, đầu tư và tích luỹ.
3. Đặt điểm quan hệ pháp luật an sinh xã hội
-Trong quan hệ pháp luật an sinh xã hội, thông thường có một bên tham gia là Nhà nước
-Mọi thành viên trong xã hội đều có thể tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội.
4. Vai trò của an sinh xã hội
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực bên cạnh "cơ hội" thì "thách thức", "rủi ro" cận kề khi nói đến cơ hội, đến sự thuận lợi mang lại từ hội nhập quốc tế thường là cơ hội cho phát triển kinh tế, ngược lại sự thách thức, rủi ro lại là vấn đề xã hội như bất bình đẳng gia tăng, phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội, nghèo đói, bần cùng hoá và ô nhiễm môi trường. Do vậy, kinh tế thị trường càng phát triển mạnh thì vai trò của nhà nước về an sinh xã hội càng lớn, có như vậy mới đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội trong từng bước đi, trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
An sinh xã hội là một trong những công cụ quản lý nhà nước, sự quản lý này thể hiện thông qua hệ thống luật pháp, chính sách và các chương trình của một quốc gia. Mục đích của nó là giữ gìn sự ổn định về xã hội, chính trị của đất nước, mà quan trọng hàng đầu là ổn định xã hội, giảm sự bất bình đẳng xã hội, bất bình đẳng về giới, phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội tạo nên sự đồng thuận xã hội giữa các giai tầng xã hội, giữa các nhóm xã hội trong quá trình phát triển. Lý luận và thực tiễn đều cho thấy, kinh tế thị trường càng phát triển, kinh tế tăng trưởng càng cao thì xu hướng phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội và bất bình đẳng càng gia tăng. Để tạo ra sự phát triển bền vững, đòi hỏi Nhà nước càng phải phát triển mạnh mẽ hệ thống an sinh xã hội để "điều hoà" các "mâu thuẫn xã hội" đã phát sinh, đang phát sinh và sẽ phát sinh. Hệ thống an sinh xã hội sẽ giúp cho việc điều tiết tốt hơn và hạn chế các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn xã hội, bất ổn của xã hội. Hệ thống an sinh xã hội sẽ áp dụng các giải pháp điều tiết phân phối lại thu nhập, điều tiết sự phân phối lại giữa các khu vực kinh tế, các vùng kinh tế, các nhóm dân cư làm giảm bớt sự bất bình đẳng trong quá trình cùng tồn tại và phát triển. Nhà nước thông qua hệ thống chính sách an sinh xã hội điều tiết phân phối của cải xã hội, cân đối, điều chỉnh nguồn lực để tăng cường cho các vùng nghèo, vùng chậm phát triển, tạo nên sự phát triến hài hoà giữa các vùng, giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng; mở rộng chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội làm giảm bất bình đắng giữa các nhóm dân cư.
An sinh xã hội còn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro, sự phòng ngừa rủi ro này có ý nghĩa quan trọng cho việc ổn định cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội khi rủi ro xảy ra. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chi phí cho phòng ngừa rủi ro sẽ thấp hon rất nhiều chi phí cho hạn chế và khắc phục rủi ro, nếu đem so sách hai loại chi phí này thì chi phí cho các chính sách, chương trình mang tính chất phòng ngừa sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Ví dụ vấn đề phòng ngừa HIV/AIDS, phòng ngừa tàn tật, dịch bệnh, phòng ngừa thảm hoạ thiên tai... Có những rủi ro biết trước nó sẽ diễn ra trong cuộc đời như già yếu, không còn khả năng lao động, phòng ngừa sự cố này Nhà nước phải tạo môi trường cho các thành viên xã hội tiết kiệm từ khi còn trẻ thông qua hệ thống bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm tuổi già, đến khi về già họ có khả năng đối phó với rủi ro đó là có lương hưu hoặc tiền bảo hiểm tuổi già...Nếu họ không có thu nhập để bảo đảm cuộc sống thì trách nhiệm của nhà nước, cộng đồng, gia đình phải chăm lo cho họ.
An sinh xã hội trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến giảm thiểu rủi ro, hạn chế tính dễ bị tổn thương và khắc phục hậu quả của rủi ro thông qua các chính sách và chương trình cụ thể nhằm giúp cho các thành viên xã hội ổn định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng thông qua "sức bật" của các lưới an sinh xã hội hoặc bảo đảm cho họ có mức sống ở mức tối thiểu không bị rơi vào bần cùng hoá.
Hệ thống an sinh xã hội tốt sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định; vì việc đầu tư trong nước hoặc nước ngoài, các nhà đầu tư không chỉ chú ý đến các yếu tố kinh tế mà còn chú ý đến các yếu tố của an sinh xã hội và sự ổn định về mặt xã hội. Một xã hội ổn định giúp các nhà đầu tư yên tâm đầu tư phát triển lâu dài, tạo cho kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, ngược lại một xã hội không ổn định sẽ dẫn đến đầu việc tư ngắn hạn, làm ăn theo kiểu "chộp giật" làm cho kinh tế tăng trưởng không bền vững. Mặt khác, bản thân sự phát triển hệ thống an sinh xã hội hiện đại cũng là một lĩnh vực dịch vụ "có thu" tạo nguồn tài chính cho phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá về kinh tế, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia sẽ gia tăng và chi phối ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình phát triển. Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài xu thế tất yếu đó, trong bối cảnh đó thì Nhà nước sẽ có 2 chức năng quan trọng nhất:
Quản lý Nhà nước về kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và bảo đảm cho nền kinh tế thị trường vận hành theo những quy luật vốn có của nó và giảm thiểu rủi ro cho mọi thành viên trong xã hội. Đối với nước ta, còn phải đảm bảo chi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và có lợi cho người nghèo, người thu nhập thấp;
Quản lý xã hội, bảo đảm sự ổn định xã hội và chính trị thông qua phát triển hệ thống chính sách xã hội mà trong đó hệ thống an sinh xã hội là cốt lõi. Bởi kinh tế càng tăng trưởng, phân hóa giàu nghèo càng có xu hướng gia tăng và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội; một hệ thống an sinh xã hội tốt sẽ góp phần giảm thiểu việc phân hóa giàu nghèo, giảm thiểu mâu thuẫn xã hội, giữ vững ổn định về chính trị. Chính những điều này lại góp phần thúc đẩy việc đầu tư cho sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
5.Các quan hệ pháp luật an sinh xã hội
-Quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội là những quan hệ xã hội hình thành trong quá trình đóng góp và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
Quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội chủ yếu mang tính bắt buộc và thường phát sinh trên cơ sở của quan hệ lao động.Trong quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội, người hưởng bảo hiểm xã hội có nghĩa vụ đóng góp để hình thành quỹ bảo hiểm xã hội
-Quan hệ pháp luật bảo hiểm ytế là các quan hệ xã hội hình thành giữa người tham gia bảo hiểm ytế, tổ chức bảo hiểm ytế và cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm ytế trong quá trình khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người tham gia bảo hiểm ytế, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh
Trong quan hệ pháp luật bảo hiểm ytế, quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các bên tham gia không phải trợ cấp mà là cung cấp các dịch vụ, thuốc, vật tư y tế. Quyền hưởng bảo hiểm ytế tùy thuộc vào tình trạng bệnh tật của người hưởng bảo hiểm ytế.
-Quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội là quan hệ xã hội hình thành trong việc Nhà nước ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh
-Quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội là quan hệ xã hội hình thành trong việc người trợ giúp hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất và các nhu cầu thiết yếu để giải quyết khó khăn cho người cần trợ giúp, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
6. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế trong vấn đề an sinh xã hội
Có thể nói chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là một trụ cột chính của hệ thống ASXH quốc gia. Trải qua 27 năm hình thành và phát triển cùng với sự vào cuộc của hệ thống chính trị có thể thấy rõ vai trò của Cơ quan BHXH Việt Nam góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cụ thể, hệ thống chính sách, pháp luật BHXH, BHYT tiếp tục được hoàn thiện, theo hướng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và mở rộng quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách. Trong những năm trở lại đây số người tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) không ngừng tăng lên; số người tham gia BHYT vượt mục tiêu đề ra, tiệm cận mục tiêu BHYT toàn dân.
Bên cạnh việc tăng về số lượng thì chất lượng dịch vụ BHXH, BHYT từng bước được cải thiện theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và thân thiện với người tham gia. Việc thực hiện chi trả các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN luôn được triển khai kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Nhờ việc ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng trí tuệ nhân tạo, tạo ra bước ngoặt lớn trong việc quản lý và nâng cấp chất lượng dịch vụ thực hiện cải cách tối giản mọi thủ tục hành chính đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia, thụ hưởng đồng thời góp phần tiết kiệm tối đa nguồn lực và chi phí.
Trên đây là một số thông tin về bảo hiểm xã hội luật an sinh. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận