Bảo hiểm vi mô là gì? Áp dụng cho đối tượng nào?

Bảo hiểm vi mô là gì? Áp dụng cho đối tượng nào?

 

Hiện nay, bảo hiểm luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước cũng như đối với cá nhân, tổ chức. Mỗi bảo hiểm ra đời sẽ có vai trò riêng, ý nghĩa riêng đối với từng chủ thể được hưởng. Một trong số đó cần phải đề cập đến là bảo hiểm vi mô. Đây là loại hình bảo hiểm chủ yếu dành cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp. Vậy, bảo hiểm vi mô là gì? Áp dụng cho đối tượng nào?

Để giải đáp các thắc mắc, mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

1. Bảo hiểm vi mô là gì? 

Bảo hiểm về bản chất được hiểu là một thỏa thuận hợp pháp mà thông qua đó người tham gia bảo hiểm sẽ chấp nhận đóng một khoản chi phí nhất định (phí bảo hiểm) cho các công ty bán bảo hiểm, để đổi lấy những cam kết về khoản chi trả bồi thường khi có một sự kiện rủi ro trong hợp đồng xảy ra.

Bảo hiểm vi mô là sản phẩm bảo hiểm được thiết kế nhằm bảo hiểm cho các hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc các cá nhân có số tiền tiết kiệm nhỏ, phù hợp với các tài sản có giá trị thấp và bảo vệ trước những rủi ro như bị bệnh, thương tật hoặc tử vong.

Bảo hiểm vi mô trong tiếng Anh được gọi là Microinsurance.

Xem thêm: Tổ chức tài chính vi mô là gì?

2. Áp dụng cho đối tượng nào?

Như đã đề cập, bảo hiểm vi mô hướng tới các cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình, cá nhân có thu nhập thấp nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm nhưng vẫn được bảo vệ trước những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống theo nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi về bảo hiểm.

Ngoài việc là một công cụ hữu hiệu để “bảo hiểm” cho những hộ gia đình nghèo, bảo hiểm vi mô còn góp phần nâng cao sự hiểu biết về nhu cầu được bảo hiểm trong cộng đồng những người dân có mức thu nhập thấp và trung bình tại các vùng nông thôn, bảo hiểm vi mô còn đem lại kiến thức về tài chính bảo hiểm hay đơn giản hơn là giúp những người dân nghèo có thói quen tích lũy tài chính.

Chủ thể cung ứng bảo hiểm vi mô có thể là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp.

3. Đặc điểm của bảo hiểm vi mô

Bảo hiểm vi mô được xem là một bộ phận của tài chính vi mô (Microfinance), bảo hiểm vi mô hướng tới hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp, cá nhân có số tiền tiết kiệm nhỏ bằng cách cung cấp các gói bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của họ.

Chi Phi Quan Ly Doanh Nghiep Chiem Bao Nhieu 3

Bảo hiểm vi mô thông thường sẽ xuất hiện ở những đất nước đang phát triển (ví dụ như ở Việt Nam), nơi mà thị trường bảo hiểm hiện tại hoạt động không hiệu quả hoặc thậm chí không tồn tại. Giá trị bảo hiểm vi mô thấp hơn những loại bảo hiểm thông thường khác, vì vậy những người mua loại bảo hiểm này chỉ cần đóng số tiền bảo hiểm nhỏ hơn so với các loại bảo hiểm khác để “bảo vệ” cho chính mình.

Cũng tương tự như những bảo hiểm thông thường, bảo hiểm vi mô bảo vệ cho rất nhiều loại rủi ro (bao gồm cả những rủi ro về sức khoẻ và rủi ro về tài sản). Có thể kể đến như bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tử vong, bảo hiểm tàn tật và bảo hiểm thiên tai…

4. Các sản phẩm bảo hiểm vi mô

Căn cứ vào đối tượng chủ thể, các sản phẩm bảo hiểm vi mô bao gồm:

- Bảo hiểm con người:

+ Bảo hiểm về y tế, chăm sóc sức khỏe (hỗ trợ chi phí nằm viện, phẫu thuật cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận khi người được bảo hiểm nằm viện, phẫu thuật);

+ Bảo hiểm tai nạn (thương tật do tai nạn của người được bảo hiểm);

+ Bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn (người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời hạn quy định, hỗ trợ mai táng phí);

+ Bảo hiểm tiết kiệm tuổi già…

- Bảo hiểm tài sản: Bảo hiểm thiệt hại máy móc, thiết bị sản xuất, cây trồng, vật nuôi: chi trả số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận do thiệt hại về máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất, cây trồng, vật nuôi thuộc quyền sở hữu của thành viên tham gia bảo hiểm.

Xem thêm: Tài chính vi mô là gì?

5. Phương pháp cung cấp bảo hiểm vi mô

Cung cấp bảo hiểm vi mô là một công việc thử thách. Đã có một số phương pháp và mô hình tồn tại và chúng có thể khác nhau tuỳ theo tổ chức và nhà cung cấp có liên quan. Nhìn chung, hiện nay có bốn phương pháp chính để cung cấp bảo hiểm vi mô tới một cơ sở khách hàng (Client base), bao gồm:

- Partner-agent model (tạm dịch: Mô hình hợp tác với đại lí): Mô hình Partner-agent model cung cấp này dựa trên sự hợp tác giữa tổ chức bảo hiểm vi mô với đại lí. Tổ chức bảo hiểm chịu trách nhiệm cung cấp và marketing sản phẩm tới khách hàng, trong khi đó các đại lí chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thiết kế và phát triển.

- Full-service model (tạm dịch: Mô hình đầy đủ dịch vụ): Trong mô hình Full-service model, tổ chức bảo hiểm vi mô sẽ phụ trách mọi công việc, cả việc thiết kế và giao sản phẩm cho khách hàng, làm việc kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bên ngoài.

- Provider-driven model (tạm dịch: Mô hình theo nhà cung cấp): Trong mô hình Provider-driven model, các chủ thể là nhà cung cấp chăm sóc sứa khoẻ chính là tổ chức bảo hiểm vi mô, chịu trách nhiệm cho toàn bộ các hoạt động: cung cấp, thiết kế và dịch vụ.

- Community-based/mutual model (tạm dịch: Mô hình dựa vào cộng đồng): Trong mô hình Community-based/mutual model, khách hàng cũng chính là người vận hành mọi thứ, làm việc kết hợp với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bên ngoài để cung cấp các dịch vụ.

6. Kết luận

Việc tìm hiểu về loại hình bảo hiểm vi mô, đồng thời những quy định của pháp luật cũng được chúng tôi đề cập trong bài viết sẽ giúp ích cho Quý bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này.

Trên đây, là những thông tin về loại hình bảo hiểm vi mô mà ACC cung cấp cho Quý bạn đọc tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu, nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, Quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web https://accgroup.vn/ để được trao đổi, hỗ trợ.

7. Câu hỏi thường gặp

 Bảo hiểm vi mô là gì?

Áp dụng cho đối tượng nào? 

Đặc điểm của bảo hiểm vi mô

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo