Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện là phần bảo hiểm tự nguyện tăng thêm sau khi các bạn đã mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc. Tùy vào mức trách nhiệm tăng thêm khi mua, bạn sẽ được đền bù phần thiệt hại khi gây ra cho người thứ 3 và tài sản của người thứ 3. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc xem bài viết Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện là gì? dưới đây.

1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì?
Hiện nay, không có văn bản nào định nghĩa cụm từ "Bảo hiểm trách nhiệm dân sự", do đó căn cứ vào các quy định hiện hành có liên quan, có như sau:
Căn cứ theo Điều 52 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định như sau:
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.
Và Bộ luật Dân sự 2015 không định nghĩa "trách nhiệm dân sự" là gì, tuy nhiên, nếu căn cứ vào Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
- Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
- Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
Như vậy có thể hiểu trách nhiệm dân sự là trách nhiệm, nghĩa vụ của một bên đối với một bên khác phát sinh do hành vi gây thiệt hại của người này gây ra, hoặc các trường hợp khác theo Luật định.
Đối với lĩnh vực bảo hiểm, "trách nhiệm dân sự" trong hợp đồng bảo hiểm được hiểu hẹp hơn là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên thứ 3 do sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Mà theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm số tiền bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện là gì?
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện (BH TNDS TN) là phần bảo hiểm tự nguyện tăng thêm sau khi khách hàng mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc (BH TNDS BB). Tùy theo mức gói trách nhiệm tăng thêm khi mua, khách hàng sẽ được đền bù phần thiệt hại khi gây ra cho người thứ 3 và tài sản của người thứ 3.
Chẳng hạn, khi bạn đang lưu thông và xảy ra va chạm với một chiếc Mercedes S500, số tiền bồi thường của khách hàng sau khi thương lượng với chủ xe S500 là 300 triệu. Phạm vi bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc tối đa là 100 triệu/1 vụ tai nạn về tài sản. Lúc này, nếu bạn có tham gia thêm bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện, các bạn sẽ được bên bảo hiểm bồi thường tùy theo mức trách nhiệm mà bạn tham gia.
3. Quyền lợi Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô
Khi tham gia gói bảo hiểm tự nguyện trách nhiệm dân sự xe ô tô tức chủ xe đã tham gia bảo hiểm thêm cho hạn mức trách nhiệm cao hơn so với hạn mức trách nhiệm của gói bảo hiểm ô tô bắt buộc. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, đơn vị bảo hiểm sẽ đứng ra chi trả – bồi thường thiệt hại theo quy định cụ thể trong hợp đồng. Cụ thể như:
Với thiệt hại về người
Đối với những trường hợp bị thiệt hại về người thì thông thường mức trách nhiệm tự nguyện sẽ tăng thêm 50 triệu đồng. Số tiền bồi thường được tăng thêm này sẽ được tính theo quy định trong bảng tỷ lệ chi trả tiền bảo hiểm ban hành theo quyết định số 05/TC/BH của Bộ Tài Chính.
Theo đó, mức trách nhiệm tự nguyện sẽ tăng thêm và có thể lên tới 50 triệu đồng. Còn nếu phần tăng thêm trên 50 triệu sẽ được tính dựa trên cơ sở thiệt hại thực tế hợp lý và chúng không được vượt quá hòa giải cũng như thực tế chủ xe cần phải bồi thường theo lỗi là trên 100 triệu đồng.
Với thiệt hại về tài sản
Với những trường hợp xảy ra thiệt hại gây tổn thất về tài sản thì bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện sẽ chi trả dựa theo nguyên tắc như sau: Với những thiệt hại, tổn thất tài sản trên 50 triệu đồng thì đơn vị bảo hiểm sẽ thanh toán, bồi thường dựa theo cơ sở thiệt hại thực tế cũng như mức độ gây lỗi của chủ xe ô tô. Trường hợp thiệt hại dưới 50 triệu đồng thì sẽ sử dụng việc chi trả bồi thường theo quy định của Bộ Tài Chính.
4. Các điểm loại trừ của bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện
Các điểm loại trừ trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện sẽ phụ thuộc vào từng đơn vị bảo hiểm khác nhau. Một trong số những điểm loại trừ ở gói bảo hiểm này có thể kể đến như:
- Mọi hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, người điều khiển xe hoặc những người có quyền lợi liên quan tới sở hữu, khai thác và sử dụng xe.
- Tại thời điểm xe tham gia giao thông gặp sự cố dẫn tới thiệt hại, tổn thất mà xe không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông xe cơ giới đường bộ hợp lệ theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Người điều khiển xe không có Giấy phép lái xe hay loại giấy phép lái xe không phù hợp với loại xe cơ giới. Trường hợp điều khiển xe ô tô bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không có thời hạn thì đều được coi là không có Giấy phép lái xe.
- Đua xe dù là hợp pháp hay bất hợp pháp.
- Tổn thất, tai nạn xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
- Tổn thất xảy ra trong trường hợp có chiến tranh hay khủng bố.
- Xe chở hàng trái phép theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Hàng hóa lưu thông trái phép hoặc hàng hóa bị cơ quan chức năng Nhà nước bắt giữ.
- Xe chở quá tải hoặc quá số lượng người quy định 50% trở lên theo giấy chứng nhận kiểm định.
- Mất cắp, trộm cướp,…
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện là gì? Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, chúng tôi tự tin cam kết cho Quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất, nhanh nhất, giá cả hợp lý nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận