Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc là gì mà khi được cảnh sát yêu cầu kiểm tra hành chính chúng ta lại cần phải xuất trình. Thường xuyên nhắc đến nhưng hầu như chúng ta chưa hiểu hết về bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, bởi vậy ACC sẽ trình bày những thông tin hữu ích để trả lời câu hỏi “Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc là gì?”. Xin mời quý khách hàng cùng theo dõi!
1. Trách nhiệm dân sự là gì?
Khái niệm trách nhiệm dân sự có thể hiểu theo nhiều cách. Tuy nhiên đơn giản và dễ hiểu nhất, trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng khi có sự vi phạm pháp luật dân sự, nhằm mục đích bù đắp tổn hại về vật chất của người bị thiệt hại.
Trách nhiệm dân sự là các biện pháp có tính cưỡng chế được áp dụng với người có hành vi vi phạm đã gây thiệt hại cho người khác. Người đó phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả. Tùy vào từng trường hợp, bồi thường thiệt hại trong hoặc ngoài hợp đồng.
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự ra đời, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng người sở hữu xe cơ giới khác nhau. Loại hình bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của tổ chức, cá nhân đối với người thứ ba phát sinh rủi ro.
2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc là gì?
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà cá nhân hoặc doanh nghiệp phải mua theo luật định. Bảo hiểm bắt buộc là bắt buộc đối với cá nhân và doanh nghiệp muốn tham gia vào một số hoạt động có rủi ro tài chính nhất định, chẳng hạn như lái xe cơ giới hoặc thuê mướn nhân viên. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc hỗ trợ nạn nhân của các vụ tai nạn chi phí hồi phục sau tai nạn mà người khác, chẳng hạn như một lái xe hoặc người sử dụng lao động, đã gây ra.
3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với ai?
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây gọi tắt là bảo hiểm). Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/3/2021, thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP và Nghị định số 214/2013/NĐ-CP.
Trong đó, xe cơ giới bao gồm:
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, gồm: Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
- Xe máy chuyên dùng, gồm: xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
4. Phạm vi bồi thường thiệt hại và hiệu lực của bảo hiểm
Theo Điều 5 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP, phạm vi bồi thường thiệt hại của bảo hiểm gồm: Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra; thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách do xe cơ giới gây ra.
Thời hạn của bảo hiểm được ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, cụ thể:
- Đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm.
- Đối với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và thời hạn tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời hạn trên 1 năm.
- Trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm: Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 1 năm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 1 năm theo quy định của pháp luật; xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ Công an.
- Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời điểm bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn 1 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên của năm đó. Thời hạn bảo hiểm của năm tiếp theo đối với các hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm sau khi được đưa về cùng thời điểm thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.
Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới, mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới.
5. 8 trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Căn cứ Điều 13 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.
- Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
- Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe) hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
- Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
- Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
- Chiến tranh, khủng bố, động đất.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc là gì?” (Cập nhật 2021) mà ACC gửi tới quý khách hàng. Qua đó, quý khách sẽ hiểu thêm về Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc là gì? Phạm vi bồi thường thiệt hại và hiệu lực của bảo hiểm, các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Nếu còn gì thắc mắc về lĩnh vực này, hãy liên hệ với ACC để được giúp đỡ!
Nội dung bài viết:
Bình luận