Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì?

Hiện nay bạn đọc có thể bắt gặp một khái niệm khá quen thuộc, đó là Bảo hiểm. Vậy bạn đọc có thắc mắc Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì không? Về vấn đề này, ACC xin đưa ra bài viết Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì? để bạn đọc tham khảo qua bài viết sau:

Quyền Lợi Của NlĐ Khi Bị Tai Nạn Lao động 800x500 C

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì?

1. Bảo hiểm là gì?

Hầu hết mọi người hiện nay đều sử dụng bảo hiểm, mọi người có thể sử dụng một số loại bảo hiểm cho chiếc xe của họ, ngôi nhà của họ, hoặc thậm chí là tính mạng của họ. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều có thể sẽ chưa hiểu rõ bảo hiểm là gì hoặc cách nó hoạt động.

Nói một cách đơn giản, bảo hiểm là một hợp đồng, được thể hiện bằng một chính sách, trong đó bên mua bảo hiểm nhận được sự bảo vệ tài chính hoặc bồi hoàn trước những tổn thất từ ​​một công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm phân chia rủi ro của khách hàng để thực hiện các khoản thanh toán hợp lý hơn cho người được bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm được sử dụng để phòng ngừa rủi ro tổn thất tài chính, cả lớn và nhỏ, có thể gây ra thiệt hại cho người được bảo hiểm hoặc tài sản của họ, hoặc trách nhiệm đối với thiệt hại hoặc thương tật gây ra cho bên thứ ba.

Các điều khoản bắt buộc tạo nên hầu hết các hợp đồng bảo hiểm là khoản khấu trừ, giới hạn hợp đồng và phí bảo hiểm.

 

Xem thêm: Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm những gì? Đăng kí thủ tục bảo hiểm y tế ở đâu?

2. Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Những rủi ro trong công việc là điều không mong muốn và khó có thể lường trước, những rủi ro này có khả năng đe dọa đến sức khỏe, cuộc sống của NLĐ. Nhằm chia sẻ gánh nặng cho NLĐ, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chính là một trong những chính sách an sinh xã hội hữu ích, thiết thực nhất hiện nay, giúp đỡ những NLĐ vượt qua những khó khăn khi gặp rủi ro trong quá trình làm việc.

Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong 05 chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội. Ngày 25/6/2015 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 13 đã thông qua và thống nhất chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một cách cụ thể tại Luật An toàn, vệ sinh lao độngsố 84/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2016.

3. Đối tượng áp dụng Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Đối tượng áp dụng Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là những đối tượng sau đây:

– Người làm việc theo hợp đồng lao đông (HĐLĐ), có thể là HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo HĐLĐ (giao kết bằng văn bản) có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (áp dụng từ 01/01/2018);

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

4. Câu hỏi thường gặp

1. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm những điều kiện nào?

Người lao động (NLĐ) tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ những điều kiện sau đây:

  • Người lao động bị tai nạn thuộc một trong những trường hợp sau đây:

+ Người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện những nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

+ Người lao động bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

+ Người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

  • Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

2. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp bao gồm những điều kiện nào?

– NLĐ tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ những điều kiện sau đây:

+ Người lao động bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định;

+ Người lao động bị giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.

– NLĐ khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong những nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.

3. Các trường hợp phải giám định mức suy giảm khả năng lao động?

– NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:

+ Người lao động sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;

+ Người lao động sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;

+ Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì NLĐ được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

– NLĐ được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:

+ Người lao động vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

+ Người lao động bị tai nạn lao động nhiều lần;

+ Người lao động bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

 

Xem thêm: Bảo hiểm vay tín chấp là gì? (Cập nhật 2022)

 

Việc tìm hiểu về Bảo hiểm sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề khác xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo