Bảo hiểm khoản vay là gì? Có bắt buộc tham gia không?

Hiện nay, giao dịch vay ở các tổ chức tín dụng đang rất phổ biến đối với người dân, có thể vay theo hình thức thế chấp hoặc tín chấp. Hệ luỵ của việc vay vốn là có rất nhiều trường hợp người vay không thể hoặc không đủ khả năng để trả khoản nợ của mình. Thông thường, mỗi khi đăng ký vay tiêu dùng tín chấp, khách hàng sẽ được nhân viên tín dụng tư vấn về khoản phí “bảo hiểm khoản vay". Vậy Bảo hiểm khoản vay là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Bảo hiểm khoản vay là gì? Có bắt buộc tham gia không?

Bảo Hiểm Khoản Vay Là Gì? Có Bắt Buộc Tham Gia Không?

Bảo hiểm khoản vay là gì? Có bắt buộc tham gia không?

1. Bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm khoản vay là một loại sản phẩm bảo hiểm được ra đời nhằm mục đích bảo đảm khả năng thanh toán cho khoản vay trong trường hợp người vay mất khả năng trả nợ.

Khi bên đi vay mất tích, bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn khiến bản thân mất đi khả năng tạo ra thu nhập để trả nợ, nghĩa vụ trả nợ không bị chấm dứt mà tiếp tục tồn tại cho đến khi bên đi vay trả hết nợ cho bên cho vay.

Thậm chí, trường hợp bên đi vay không may tử vong, nghĩa vụ trả nợ sẽ chuyển sang cho những người thừa kế của bên đi vay trong phạm vi di sản thừa kế bởi theo khoản 8 Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 “các khoản nợ đối với cá nhân, pháp nhân” là một trong những nghĩa vụ tài sản liên quan đến thừa kế cần được thanh toán.Khi xảy ra các sự kiện trên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thay mặt khách hàng hoặc người thân của khách hàng thanh toán các khoản nợ mà người đó vay tại ngân hàng.

Các ngân hàng thường khuyến nghị khách hàng mua bảo hiểm khoản vay cho tất cả các hợp đồng tín dụng, đặc biệt là các khoản vay tín chấp như vay tiêu dùng, khoản vay với số tiền vay cao và thời hạn dài như vay mua nhà. Việc mua bảo hiểm khoản vay thậm chí còn là một trong những tiêu chí quan trọng để các ngân hàng xét duyệt khoản vay cho khách hàng.

2. Phân loại bảo hiểm khoản vay

Người vay khi tham gia bảo hiểm khoản vay cần phân biệt rõ ràng các nhóm. Tránh gặp rắc rối trong quá trình làm thủ tục. Gây mất thời gian và ảnh hưởng quyền lợi của chính bạn. Cụ thể, bảo hiểm cho khoản vay được chia thành hai nhóm: Bảo hiểm cho khoản vay tín chấp và Bảo hiểm cho khoản vay thế chấp.

Bảo hiểm cho khoản vay tín chấp

Vay tín chấp nghĩa là vay dựa hoàn toàn trên uy tín, không có bất kỳ tài sản đảm bảo nào. Vì vậy, bảo hiểm khoản vay dành cho hình thức vay tín chấp sẽ hướng trực tiếp tới con người. Cụ thể là người vay tiền, bảo vệ tính mạng, quyền lợi khi người vay không thể trả nổi khoản vay cho ngân hàng/ tổ chức tín dụng.

Khi vay tiền, bên cho vay sẽ thực hiện yêu cầu mua bảo hiểm khoản vay đối với người vay tiền. Nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro khi xảy ra các tình huống không mong muốn.

Bảo hiểm cho khoản vay thế chấp

Khác với vay tín chấp, hình thức vay thế chấp có tài sản bảo đảm kèm theo trong điều kiện vay. Do đó mục đích của bảo hiểm cũng có đôi chút khác biệt. Khi bên vay tham gia bảo hiểm khoản vay, trong trường hợp không thể thanh toán khoản nợ, gói bảo hiểm này nhằm mục đích bảo vệ tài sản cho người vay.

Thay vì hướng tới đối tượng con người như nhóm bảo hiểm trên. Mọi quyền lợi trong bảo hiểm không hướng tới con người mà hướng hoàn toàn vào tài sản thế chấp mà người vay làm thủ tục với bên cho vay.

Như vậy dù là loại bảo hiểm thuộc nhóm nào cũng đều đảm bảo lợi ích cho cả bên vay và bên cho vay. Đặc biệt có ích đối với người vay.

3. Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không?

Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không quy định việc khách hàng phải mua bảo hiểm khoản vay khi vay vốn tại tổ chức tín dụng bất kỳ.

Như vậy, việc khách hàng mua bảo hiểm tín dụng đối với khoản vay là thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và người vay dựa trên cơ sở tự nguyện đôi bên. Việc mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dựa trên quy định của pháp luật về bảo hiểm. Từ đó đảm bảo quyền lợi cho khách hàng một phần hoặc toàn bộ tổn thất trong trường hợp xảy ra rủi ro trong phạm vi bảo hiểm. Góp phần hỗ trợ tổ chức tín dụng kiểm soát chất lượng tín dụng.

Theo đó, phí bảo hiểm là một trong những thỏa thuận giữa doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm với khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm. Nếu ngân hàng làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng chỉ thực hiện thu phí bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm dựa trên quy định tại khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN.

Tóm lại, pháp luật không có quy định bắt buộc về bảo hiểm khoản vay đối với người vay vốn. Việc tham gia bảo hiểm khoản vay hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyên giữa các bên.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Vì sao bạn nên mua bảo hiểm khoản vay?

Bảo hiểm khoản vay như một phương án để hạn chế tối đa rủi ro của ngân hàng, đối với việc doanh nghiệp có thể hỗ trợ các khoản vay cho bên vay vốn. Như vậy, bảo hiểm dành cho khoản vay mang lại giá trị lợi ích cho bên cung cấp vốn.

Không chỉ vậy, bảo hiểm khoản vay còn thực sự thiết thực với người vay. Trong trường hợp người vay không thể chi trả khoản nợ, công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm đứng ra thẩm định khoản vay. Tiến hành chi trả khoản tiền vay của người vay đối với bên cung cấp vốn.

Ngân hàng cũng đưa ra chính sách khuyến khích người vay tại ngân hàng mua loại bảo hiểm này. Nếu người vay tham gia sẽ được tăng số điểm tín dụng trong ngân hàng. Số điểm tích lũy sẽ mang lại lợi ích trong quá trình làm hồ sơ vay vốn.

Bảo hiểm cho khoản vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp nghĩa là vay dựa hoàn toàn trên uy tín, không có bất kỳ tài sản đảm bảo nào. Vì vậy, bảo hiểm khoản vay dành cho hình thức vay tín chấp sẽ hướng trực tiếp tới con người. Cụ thể là người vay tiền, bảo vệ tính mạng, quyền lợi khi người vay không thể trả nổi khoản vay cho ngân hàng/ tổ chức tín dụng.

Khi vay tiền, bên cho vay sẽ thực hiện yêu cầu mua bảo hiểm khoản vay đối với người vay tiền. Nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro khi xảy ra các tình huống không mong muốn.

>> Xem thêm: Bảo hiểm 1 chiều, bảo hiểm 2 chiều là gì?

>> Xem thêm: Bảo hiểm an sinh là gì?

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Bảo hiểm khoản vay là gì? Có bắt buộc tham gia không? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo