Dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa một trong những hình thức đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu. Vậy dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa có cần phải thực hiện thủ tục bảo đảm dự thầu không? Nếu có thì quy định về Bảo đảm dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa được quy định như thế nào? ACC sẽ cùng bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bảo đảm dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa 2022
1/ Đấu thầu mua sắm hàng hóa là gì?
Căn cứ vào quy định tại Điều 214 Luật Thương mại như sau: “Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu)”.
2/ Khái quát về bảo đảm dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa
Theo quy định của pháp luật đấu thầu không quy định cụ thể về bảo đảm dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa, mà chỉ đưa ra khái niệm chung về bảo đảm dự thầu theo Khoản 1 Điều 4 của Luật Đấu thầu 2013 như sau: “Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu”.
Theo đó, bảo đảm dự thầu về bản chất là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên dự thầu đảm bảo cho bên mời thầu việc sẽ thực hiện đúng những nghĩa vụ của mình, ở đây là nghĩa vụ tham gia đấu thầu. Nếu bên dự thầu (bên có nghĩa vụ) không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ mà họ đã cam kết thì bên mời thầu (người có quyền) có thể áp dụng quyền của mình mà các bên đã thoả thuận, yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền can thiệp để buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết nhằm bảo đảm quyền lợi cho mình.
Như vậy, có thể hiểu bảo đảm dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa là việc Bên dự thầu (là thương nhân) thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam theo yêu cầu Bên mời thầu để đảm bảo cho việc thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình với Bên mời thầu trong việc thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hóa.
3/ Hợp đồng mua sắm hàng hóa có phải bắt buộc mua bảo hành cho gói thầu hay không?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 09/2016/TT-BXD quy định về bảo hành hợp đồng như sau:
“Bảo hiểm và bảo hành theo hợp đồng thi công
...
2. Bảo hành
h) Mức bảo đảm bảo hành tối thiểu được quy định như sau:
- 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp 1;
- 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại.
k) Khi kết thúc thời gian bảo hành, bên nhận thầu lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành gửi bên giao thầu. Bên giao thầu có trách nhiệm xác nhận hoàn thành bảo hành cho bên nhận thầu bằng văn bản.”
Theo đó, quy định pháp luật hiện nay chỉ bắt buộc mua bảo hành đối với hợp đồng thi công xây dựng. Còn gói thầu mua sắm thì Luật Đấu thầu, Nghị định và Thông tư hướng dẫn không bắt buộc phải có bảo hành.
Luật ACC trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Luật ACC luôn lắng nghe, tìm những giải pháp hiệu quả nhất để tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng trong các lĩnh vực pháp lý.
Bài viết trên là những nội dung liên quan đến Bảo đảm dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa 2022 mà ACC muốn đề cập đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có thắc mắc pháp lý liên quan thì hãy liên hệ ngay với Luật ACC qua website: accgroup.vn để được giải đáp nhé.
Nội dung bài viết:
Bình luận