Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu là tổng thể các quy định của pháp luật về điều kiện, tiêu chí của doanh nghiệp đấu thầu, nhà đầu tư nhằm đảm bảo sự cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu. Yếu tố này đang được tất cả các bên tham gia đấu thầu quan tâm. Vậy quy định của pháp luật về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của Công ty Luật ACC để hiểu rõ vấn đề này nhé.
Dưới đây là một số chia sẻ của chúng tôi muốn gửi tới quý độc giả về quy định của pháp luật về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.
Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
1. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu là gì?
Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu là tổng thể các quy định của pháp luật về điều kiện, tiêu chí của doanh nghiệp đấu thầu, nhà đầu tư nhằm đảm bảo sự cạnh tranh, công bằng giữa các bên trong hoạt động đấu thầu.
2. Đặc điểm của hoạt động đấu thầu
Thứ nhất, đấu thầu là 1 hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các thương nhân có đủ điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi nhuận, còn bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ.
Thứ hai, đấu thầu là 1 giai đoạn tiền hợp đồng. Hoạt động đấu thầu luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Thứ ba, chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Theo Luật thương mại 2005, trong hoạt động đấu thầu có thể xuất hiện bên thứ ba như các công ty tư vấn giúp lập hồ sơ mời thầu, chuyên gia giúp đỡ, đánh giá hồ sơ dự thầu.
Thứ tư, hình thức pháp lí của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.
Thứ năm, giá của gói thầu: xét trên góc độ giá cả thì đấu thầu cần thiết phải có sự khống chế về giá, gọi là giá gói thầu hoạc dự toán được đưa ra bởi bên mời thầu theo khả năng tài chính của bên mời thầu
3. Điều kiện của nhà thầu, nhà đầu tư khi tham gia đấu thầu
Căn cứ vào Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư
- Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
- b) Hạch toán tài chính độc lập;
- c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
- d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
…
- Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
- b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
- c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
Như vậy, nhà thầu, nhà đầu tư khi có đủ các điều kiện quy định như trên thì sẽ được tham gia hoạt động đấu thầu.
4. Quy định của pháp luật về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
Căn cứ vào Điều 6 Luật đấu thầu năm 2013 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu được quy định như sau:
- Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.
- Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
- a) Chủ đầu tư, bên mời thầu;
- b) Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;
- c) Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.
- Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.
- Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
- a) Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;
- b) Nhà thầu tư vấn thẩm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;
- c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu.
Như vậy, với quy định của pháp luật quy định điều kiện của nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hoạt động đấu thầu. Bảo đảm sự cạnh tranh, công bằng giữa các bên trong hoạt động đấu thầu.
5. Quy định về thông tin đấu thầu
Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:
- a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
- b) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
- c) Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;
- d) Danh sách ngắn;
- l) Thông tin khác có liên quan.
….
- Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương hoặc trên các phương tiện
Như vậy, việc quy định các thông tin đấu thầu phải được công khai trên hệ thống mạng đấu thầu và các phương tiện thông tin đại chúng sẽ góp phần bảo đảm cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về quy định của pháp luật về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu để độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đăng ký đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Nội dung bài viết:
Bình luận