Hướng dẫn làm báo cáo thuế hàng nông sản (Cập nhật 2024)

Hiện nay, việc kinh doanh nông nghiệp, nông sản đang được phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Phát sinh nhu cầu thực phẩm sạch ngày càng mạnh mẽ của người dân khách hàng. Thay vì việc buôn bán nhỏ lẻ tại các chợ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động làm việc chuyên nghiệp. Doanh nghiệp chủ động làm về lĩnh vực thương mại hoặc sản xuất về nông sản. Như vậy sẽ phát sinh những báo cáo thuế hàng nông sản trong quá trình doanh nghiệp hoạt động sản xuất.

Có thể nói, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản, hải sản là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, ngư nghiệp, một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Pháp luật Thuế trong lĩnh vực này, một mặt phải đảm bảo tính định hướng của Đảng, Nhà nước trong chiến lược chung và trong từng thời kỳ; mặt khác phải đảm bảo việc thực hiện trong tổng thể các chính sách đã được Nhà nước ban hành (và riêng từng sắc thuế) vì thế nên khá phức tạp và biến động. Đòi hỏi các doanh nghiệp các cơ quan có liên quan có nắm chắc và cập nhật các căn cứ, quy định, hướng dẫn thì việc quản lý thuế mới đảm bảo được thành công.

Các quy định về báo cáo thuế hàng nông sản như sau:

Các báo cáo thuế hàng nông sản:

1. Thuế giá trị gia tăng

Báo cáo thuế hàng nông sản, thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

Tại Điều 4, TT 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định như sau:

"Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT:

1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác."

Khoản 5, Điều 5, TT 219/2013/TT-BTC, ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:

"Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại Khoản 5, Điều 10, TT này,...”.

Tập hợp các hướng dẫn chi tiết nêu trên thì:

(1) Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

(2) Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.

(3) Trường hợp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã đã lập hóa đơn, kê khai, tính thuế GTGT thì người bán và người mua phải điều chỉnh hóa đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định.

(4) Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa là nông hải sản thì thuộc diện chịu thuế 0% theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 9, TT 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

  • Đối với khấu trừ, hoàn thuế GTGT:

Trường hợp số thuế GTGT đầu vào phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh hàng hoá là mặt hàng nông sản như sắn lát kho, bắp, tấm, cám gạo,... chưa chế biến thành các sản phẩm khác chỉ qua sơ chế thông thường mà hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, TT 219/2013/TT-BTC, thì thuế GTGT đầu vào này không được khấu trừ.

Trường hợp số thuế GTGT đầu vào phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh hàng hoá là mặt hàng nông sản như sắn lát kho, bắp, tấm, cám gạo chưa chế biến thành các sản phẩm khác chỉ qua sơ chế thông thường mà hoạt động này thuộc đối tượng quy định tại Khoản 5, Điều 5, TT 219/2013/TT-BTC, thì thuế GTGT đầu vào này được khấu trừ (quy định tại Khoản 11, Điều 14, TT 219/2013/TT-BTC): "Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 5, TT này (trừ Khoản 2, Khoản 3, Điều 5) được khấu trừ toàn bộ".

  • Về hoàn thuế

Hàng hóa là sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt (diện không chịu thuế GTGT) khi xuất khẩu thì chịu thuế suất 0% và được hoàn thuế theo quy định tại Khoản 4, Điều 18, TT 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 3, Điều 1, TT 130/2016/TT-BTC, ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính), cụ thể:

 “Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

Cơ sở kinh doanh trong tháng /quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nước còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Số thuế GTGT được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân (x) với 10%.”

Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Thủ tục thành lập hợp tác xã theo quy định năm 2022. Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quy định về báo cáo thuế hàng nông sản, thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Theo Điều 6T, TT 96/2015/TT-BTC quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại điều 8 TT 78/2018/TT-BTC đã được bổ sung sửa đổi tại điều 4 TT 151/2014/TT-BTC) về ưu đãi thuế đối với thu nhập thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, thì:

Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.

Thu nhập từ trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) quy định tại thông tư này là thu nhập từ sản phẩm do doanh nghiệp, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản (bao gồm cả trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp mua sản phẩm nông sản, thủy sản về chế biến).

Thu nhập của sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) quy định tại thông tư này phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

  • Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm (giá thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên.
  • Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính.

3. Thuế thu nhập cá nhân

Báo cáo thuế hàng nông sản, thuế thu nhập cá nhân quy định như sau:

Được quy định cụ thể tại TT111 /2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, TT 92/2015/TT-BTC, ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính: Thuế thu nhập cá nhân được tính trên phần thu nhập chịu thuế từ các cá nhân là người lao động tại doanh nghiệp, tổ chức

4. Thuế môn bài

Báo cáo thuế hàng nông sản, thuế môn bài được quy định như sau:

Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ra đăng ký kinh doanh sẽ phải nộp lệ phí môn bài dựa vào số vốn đăng ký kinh doanh

Đó là những quy định về thuế khi làm các báo cáo thuế hàng nông sản mà các doanh nghiệp, các hợp tác xã,... kinh doanh về hàng nông sản cần chú ý để tránh gặp phải những sai sót, rủi ro không đáng có.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc về báo cáo thuế hàng nông sản.

Nếu có thắc mắc gì về việc báo cáo thuế hàng nông sản hay các nghiệp vụ kế toán khác hãy liên hệ ngay Công ty luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé.3.

5. Các câu hỏi thường gặp.

Các trường hợp áp dụng thuế suất 5% gồm những gì?

Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng bao gồm:

  • Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh;
  • Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật theo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác;
  • Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.

Người nộp thuế gồm những ai?

  • Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
  • Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
  • Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
  • Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này. Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
  • Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Các đối tượng áp dụng thuế suất 10% gồm những ai?

  • Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC
  • Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
  • Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng phế liệu, phế phẩm bán ra.

Đối tượng không chịu thuế GTGT

  • Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
  • Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.

✅ Hướng dẫn: ⭕ báo cáo thuế hàng nông sản
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (460 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo